Tìm hiểu về quy trình công nghệ sàn bóng BubbleDeck

Sàn bóng BubbleDeck là một trong những phương án thi công sàn phẳng bê tông được nhiều người biết đến và ứng dụng trong các công trình xây dựng. Hãy cùng C-Box tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này trong bài viết sau.

  1. Sàn bóng là gì?

Sàn bóng là giải pháp sàn phẳng giúp giảm trọng lượng cho công trình. Loại sàn này dùng các loại bóng kết hợp với lưới thép thay cho các loại sàn truyền thống sử dụng bê tông đặc hoàn toàn.

  1. Cấu tạo chi tiết sàn bóng BubbleDeck

Loại sàn này được hình thành trên hệ thống các lưới thép trên và dưới được kết nối với nhau qua những của bóng dẹt nằm ở giữa. Nhờ cách phối hợp tiết diện làm giảm vùng bê tông trung hòa thì kết cấu của chúng có sơ đồ chịu lực tối ưu nhất. Thông qua cấu tạo đặc biệt này mà sàn có khả năng giảm thiểu tối đa 15% lượng bê tông cần sử dụng so với các công trình thi công sàn dầm thông thường.

Cấu tạo của sàn bóng không dầm gồm có: lưới thép lớp trên, lớp dưới, bóng nhựa BubbleDeck và bê tông

  1. Ưu nhược điểm của sàn bóng không dầm

  • Ưu điểm

Sàn bóng BubbleDeck không dầm sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

  • Có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy nổ tốt
  • Tiết kiệm 25-35% chi phí giá thành xây dựng.
  • Tiết kiệm được nhiều thời gian xây dựng và lắp đặt.
  • Có thiết kế linh hoạt, có thể áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình. Dễ dàng đặt vách ngăn tại mọi vị trí mà không sợ bị vướng dầm. Đáp ứng được các yêu cầu của nhiều công trình.
  • Loại sàn này chỉ cần 23kg nhựa tái chế để thay thế cho 230kg bê tông/m³ của sàn truyền thống.
  • Nhược điểm

  • Các bóng nhựa có kết cấu tròn nên sẽ gặp khó khăn trong việc định vị và cố định tại lưới thép. Nếu không có biện pháp cố định một cách chắc chắn các quả bóng nhựa sẽ dẫn đến nguy cơ gây nên hiện tượng đẩy nổi bóng và giảm khả năng chịu lực cho sàn.
  • Quá trình vận chuyển những quả bóng nhựa thường khó khăn và chiếm nhiều diện tích.
  • Nếu sử dụng bóng kém chất lượng sẽ khiến bóng bị vỡ trong quá trình ép và đầm bê tông làm giảm tuổi thọ của hệ thống sàn.
  • Những vị trí bóng rỗng không được đổ đầy bê tông thì công trình sẽ bị giảm do bê tông và thép không tiếp xúc với nhau.
  • Các tiêu chuẩn cảm đảm bảo

Khi chọn công nghệ sàn bóng cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín và tránh những đơn vị không có chuyên môn và kinh nghiệm thi công. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy chuẩn, quy cách do đội ngũ kỹ yêu cầu và cần có sự tính toán hợp lý để đảm bảo chất lượng cho công trình.

  • Không dùng bơm tĩnh để đổ bê tông, trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên chuẩn bị ván kê để đường ống chắc chắn.
  • Tại vị trí mạch ngừng thi công thì cần được ngăn bằng lưới thép với mắt lưới 10x10mm.
  • Bê tông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về độ sụt (16 ± 2), không sử dụng nước đổ thêm vào để bê tông lỏng ra.
  • Đảm bảo cây chống chắc chắn cho 2 sàn kết tiếp, nếu phải tháo ván khuôn thì cần có chống điểm cố định và chắc chắn.
  • Quy trình bảo dưỡng, tháo dỡ ván khuôn sàn bóng tương tự như sàn bê tông cốt thép thông thường (Theo TCVN 4453-1995).
  • Nên dùng các bao tải dứa hoặc các tấm nilon sau khi đổ bê tông và sau đó có thể sử dụng lại để lên trên bề mặt che phủ và tưới nước.
  • Quá trình tháo cốt pha cần đảm bảo không rung, lắc mạnh làm ảnh hưởng phần sàn mới đổ.
  • Sau khi tháo cốt pha, kiểm tra sàn có vòng không, nếu có võng phải đạt trong mức tiêu chuẩn ≤1/250.
  • Đảm bảo bề mặt bê tông trên và dưới không được có vết rạn nứt, nếu có thì mức cho phép là ≤0,3mm.

Hy vọng những thông tin về sàn bóng BubbleDeck trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo và cách thiết kế loại sàn này. Để được biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay tới C-Box qua hotline 0396 045 398 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *