Tìm hiểu cấu tạo sàn Bubbledeck và ưu nhược điểm của sàn bóng

Sàn bóng Bubbledeck là một trong những công nghệ đột phá được ứng dụng nhiều trong thi công sàn bê tông cốt thép. Sàn bóng Bubbledeck được tạo thành từ những quả bóng bằng nhựa tái chế giúp thay thế cho phần bê tông không tham gia chịu lực giữa bản sàn, giúp giảm đáng kể trọng lượng của sàn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng vượt nhịp lên đến 50%. Những nội dung dưới đây C-Box sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo sàn Bubbledeck cũng như ưu nhược điểm của loại sàn này.

  1. Cấu tạo của sàn Bubbledeck

– Sàn bóng nhựa BubbleDeck có cấu tạo gồm:

  • Lưới thép lớp trên
  • Những quả bóng rỗng được làm từ nhựa tái chế
  • Lưới thép lớp dưới

– Vật liệu sử dụng cho sàn bóng gồm có:

  • Cốt thép chịu lực: RB500W
  • Bê tông: được làm từ xi măng pooclăng tiêu chuẩn
  • Quả bóng nhựa: HSPE (được làm từ nhựa tái chế có mật độ polyethylene/propylene cao)

– Các bộ phận khác của sàn:

  • Cốt thép liên kết các tấm sàn với nhau.
  • Thanh kẹp, thanh góc và các cốt thép chịu cắt.
  1. Ưu điểm của sàn bóng Bubbledeck

  • Có tính vượt trội và linh hoạt
  • Chúng có khả năng chịu được lực lớn, có tính vượt nhịp cao dù khối lượng sàn nhẹ. Ngoài ra sàn bóng BubbleDeck còn giúp tiết kiệm 35% lượng bê tông và 55% lượng thép sử dụng so với sàn đặc. Loại sàn này có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 80% so với sàn đặc truyền thống có cùng chiều cao.
  • Do cấu tạo không dầm nên công trình sử dụng sàn này có chiều cao thông thủy lớn. Đồng thời sàn cũng có cấu trúc rỗng nên khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Sàn BubbleDeck sử dụng thép lưới hàn cường độ cao nên tăng được tính công nghiệp hóa trong việc gia công cốt thép.
  • Có tính linh hoạt cao trong thiết kế, loại sàn này có thể áp dụng trong nhiều công trình từ nhà ở dân dụng cho tới nhà xưởng, khách sạn, biệt thự, cao ốc…
  • Giúp tối ưu chi phí cho nguồn lực và nguyên vật liệu
  • Sàn BubbleDeck giúp giảm chi phí cũng như thời gian thi công thay vì lắp ghép ván khuôn tốn thời gian. Cốt thép làm sàn cũng đơn giản vì thế mà có thể tiết kiệm lên tới 35% lượng bê tông cần sử dụng so với sàn truyền thống. Thời gian lắp dựng cũng giảm chỉ còn từ 5-7 ngày, không những vậy còn giúp giảm tải trọng của bản thân sàn cũng như trên phần móng của công trình.
  • Giúp tiết kiệm bê tông thi công: Chỉ cần từ 2 – 3kg nhựa tái chế có thể thay thế cho 230kg bê tông. Chúng còn rất thân thiện với môi trường khi có thể giảm được lượng phát thải năng lượng và khí CO2, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Sàn bóng Bubbledeck trong xây dựng có thể giúp tiết kiệm được từ 20 – 25% chi phí giá thành xây dựng.
  1. Nhược điểm của sàn bóng Bubbledeck

  • Đẩy nổi hoặc xô lệch bóng

Tình trạng này xảy ra khi chất lượng cốp pha gỗ và ty neo không được kiểm tra kỹ. Điều này sẽ gây ra tình trạng sàn bị đẩy nổi và dày hơn so với thiết kế, lớp bảo vệ của bê tông ở đỉnh quả bóng mỏng hơn ảnh hưởng đến khả năng vận hành của sàn.

  • Rỗ đáy

Hiện tượng này thường bắt gặp ở một số công trình mới sử dụng sàn bóng. Sau khi tháo bán khuôn sẽ có 1 vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng, đây chính là hiện tượng rỗ đáy. Điều này xảy ra khi quá trình đổ bê tông bỏ qua bước đầm hoặc đầm dối. Khi sàn bị rỗ đáy sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ cũng như chất lượng của sàn.

  • Nứt bê tông ở đáy sàn

Do bê tông chịu uốn kém sẽ xảy ra tình trạng các vết nứt xuất hiện ở đáy sàn khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) độ bền dưới sức uốn của bê tông.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo sàn Bubbledeck cũng như các ưu, nhược điểm khi sử dụng loại sàn này cho công trình xây dựng. Chúng tôi mong rằng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn trước khi lựa chọn và thi công sàn bóng cho công trình. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, hãy gọi ngay tới C-Box qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *