Tìm hiểu về sàn hộp không dầm và kết cấu của sàn không dầm

Sàn hộp không dầm là gì, chúng có kết cấu như thế nào là câu hỏi đặt ra của rất nhiều người khi tìm hiểu về loại sàn này. Hôm nay, hãy cùng C-Box tìm hiểu và làm rõ những thắc mắc khi lựa chọn sử dụng loại sàn này trong bài viết dưới đây nhé.

1.Sàn không dầm là gì?

Sàn không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang, hay dầm dọc để đỡ bên dưới. Mà chúng được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình. Loại sàn này sẽ sử dụng các loại hộp nhựa tái chế với cấu tạo hình hộp hoặc hình quả bóng để thay thế cho phần bê tông không tham gia chịu lực ở giữa các bản sàn. Nhờ vậy, nó giúp giảm trọng lượng đáng kể của toàn bộ sàn lên kết cấu công trình.

Sàn nhà là nơi chịu lực tác động lớn từ công trình. Vì vậy, khi thi công mặt sàn thì yêu cầu kỹ thuật cũng như các chi phí giá thành sẽ chiếm tỷ lệ lớn. Điều này giúp đảm bảo cho bản kết cấu của sàn phẳng được đảm bảo và tránh tình trạng sụt lún, nứt.

Cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu cũng như có các cách tính toán kỹ thuật phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ thi công sàn bê tông mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng. Trong đó, công nghệ sàn không có dầm đã tạo ra bước đột phá lớn trong xây dựng, cũng như trong các giải pháp thi công nền móng hiện đại.

2. Kết cấu của sàn hộp không dầm

Về mặt cấu tạo, bản kết cấu sàn phẳng không dầm bao gồm:
• Tấm thép lưới cố định bên trên
• Hộp rỗng làm từ nhựa tái chế
• Tấm thép lưới lớp dưới
• Móc thép để cố định

Hệ sàn này làm việc 2 phương độc lập, được tổng hợp bằng các phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Những hình hộp từ nhựa tái chế đóng vai trò giảm bớt đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết.

Các vùng lưới thép, khi được phối hợp với các hộp rỗng có thể giúp tối ưu hóa được các kết cấu của bê tông, các vùng chịu mômen uốn cùng vùng chịu lực cắt. Trong quá trình thi công sàn hộp, cần chú ý đến các đặc tính hình học cơ bản của các bộ phận. Các bộ phận này cần lưu ý lưới thép gia cường với những hộp nhựa rỗng.

Trong đó, bộ phận lưới thép gia cường có nhiệm vụ phân bổ và định hướng những hộp nhựa ở các vị trí chính xác. Những hộp nhựa nếu được đảm bảo ở vị trí cố định, sẽ giúp giữ vững được định dạng. Nó sẽ tạo ra hệ thống vô số các dầm chữ “L” dầm nhau 2 phương. Khi thực hiện đổ bê tông vào hệ liên kết giữa thép với hộp sẽ có được tấm sàn rỗng không dầm 2 phương. Tạo ra một hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được rất nhiều vật liệu.

3. Các bước thi công sàn hộp phẳng không dầm

• Bước 1: Tiến hành rải thép lớp dưới. Bởi vì là sàn phẳng nên thép lớp dưới là lưới đều là dạng hàn sẵn hay lưới buộc.
• Bước 2: Đặt panel hộp nhựa vào các lớp thép.
• Bước 3: Lắp thép lớp trên: thép lớp trên chủ yếu được cấu tạo trong panel, chỉ cần bổ sung thép gia cường cùng với thép mũ cột.
• Bước 4: Thực hiện chống nổi: Sử dụng các phụ kiện để chống nổi với mục đích ghim panel vào cốp pha để chống lực đẩy nổi khi đổ bê tông.
• Bước 5: Tiến hành đổ bê tông: Sử dụng các loại bê tông thương phẩm thông dụng, các phương pháp và quy trình đổ thực hiện như là các công trình thông thường.

Trên đây là những thông tin và các bước thi công sàn hộp không dầm mà C-Box cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về loại sàn này và lưu ý thi công để đạt được hiệu quả cao cho công trình của mình. Để biết thêm chi tiết về các loại sàn và cách thi công, xử lý vết nứt… hãy theo dõi tại website: sanhop.com.vn hoặc liên hệ ngay tới số hotline 0396045398 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *