Sàn phẳng có rẻ hơn sàn cáp dự ứng lực không?

Sàn cáp dự ứng lực không còn quá xa lạ với những công trình quy mô lớn như nhà xưởng, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất hay các chung cư cao tầng… Những công trình này thường sử dụng loại sàn dự ứng lực bởi sự tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, để so sánh chi phí giữa sàn phẳng và loại sàn này loại nào rẻ hơn, hãy cùng C-Box tìm hiểu và đánh giá qua những thông tin ngay sau đây nhé!

  1. Lợi ích của sàn cáp dự ứng lực
  • Loại sàn này được sử dụng cho các công trình lớn như các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, khách sàn, chung cư…. Mang lại sự an toàn và thi công nhanh chóng.
  • Giúp giảm chiều cao tầng cũng như chiều cao công trình mang đến hiệu quả về thẩm mỹ cũng như phong thủy.
  • Sàn có khả năng vượt nhịp lớn từ 8-20m nên đáp ứng được các yêu cầu về mặt kiến trúc và có thể dễ dàng thay đổi công năng.
  • Do sử dụng vật liệu có cường độ cao giúp tạo tải trọng và giảm nội lực cũng như độ võng để giảm vật liệu kết cấu, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng bê tông.
  • Có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm lượng thép và lắp ghép ván khuôn đơn giản giúp giảm thời gian làm việc của nhân công.
  • Giảm chi phí đường ống trực tiếp những phần liên quan đến hệ thống điện, nước, hệ thống thông thoáng khí và các hệ thống khác.
  • Kiểm soát khả năng nứt, võng của sàn do thép dự ứng lực tạo được tải trọng ngược nên độ võng có thể giảm đáng kể.
  1. Thi công sàn phẳng có rẻ hơn sàn cáp dự ứng lực không

Có rất nhiều câu hỏi tại sao sàn dự ứng lực có nhiều lợi ích như vậy nhưng lại chưa được phổ biến rộng rãi và được nhiều chủ đầu tư tin dùng bởi những lý do sau:

  • Loại sàn này ra đời sớm những năm 1949 tại Châu Âu, nhưng đến năm 1973 mới du nhập về Việt Nam và được ứng dụng vào công trình khách sạn. Từ đó, loại sàn này được cho là loại sàn chuyên sử dụng cho các công trình lớn như: khách sạn, cầu đường, nhà xưởng nên ứng dụng nhà dân chưa được rộng rãi.
  • Sàn cáp dự ứng lực yêu cầu đơn vị thi công có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao. Bởi quá trình thi công thường sẽ xảy ra nhiều sự cố về đứt cáp đối với sàn cáp dự ứng lực sau và quá trình vận chuyển đối với sàn cáp dự ứng lực trước.

Qua những thông tin trên có thể thấy thi công sàn cáp dự ứng lực so với sàn phẳng không dầm sẽ tốn chi phí cũng như nhân công hơn và chưa phổ biến cho các công trình xây dựng nhà dân như sàn phẳng. Nếu bạn đang phân vân tìm kiếm giải pháp sàn cho công trình nhà ở của mình, hãy liên hệ ngay tới C-Box 0396045396 để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *