Công nghệ sàn bóng rỗng BubbleDeck là một trong những công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong ngành xây dựng. Loại sàn này sử dụng những quả bóng nhựa tái chế giúp thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở giữa bản sàn, giúp giảm đáng kể trọng lượng kết cấu sàn và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. Hãy cùng C-Box tìm hiểu những ưu nhược điểm của loại sàn này ngay sau đây nhé.
-
Ưu điểm của sàn bóng Bubble Deck
– Tiết kiệm khối lượng bê tông: chỉ với 2,3kg nhựa tái chế có thể thay thế cho 230kg bê tông/m. Chúng rất thân thiện với môi trường bởi giảm lượng phát thải năng lượng và khí CO2, nhờ đó góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Việc thi công sàn bóng có thể tiết kiệm lên tới 20%-25% lượng bê tông so với làm sàn truyền thống, giúp giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 – 7 ngày. Sử dụng sàn bóng cũng giúp giảm tải trọng bản thân của tấm sàn cũng như tải trọng trên phần móng, từ đó cũng giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng.
– Khả năng chịu lực tốt: sàn bóng BubbleDeck giúp giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực tương ứng. 1 tấm sàn BubbleDeck giúp tiết kiệm 35% lượng bê tông và khoảng 55% khối lượng thép so với một tấm sàn đặc. Sàn bóng BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt lên tới 80%.
– Có khả năng chịu động đất tốt: tấm sàn phẳng có khả năng chịu lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng của bản thân, và khi kết hợp với hệ cột cũng như vách chịu lực trở thành một giải pháp hiệu quả giúp chống động đất cho các công trình cao tầng.
– Tiết kiệm chi phí: công nghệ sàn BubbleDeck có thể tiết kiệm lên đến 20% – 25% giá thành xây dựng.
– Phạm vi ứng dụng sàn BubbleDeck không giới hạn: có thể dùng cho các công trình từ nhà ở dân dụng, villa, khách sạn, cao ốc, nhà xưởng công nghiệp, Penhouse, trường học… cho đến các khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.
-
Nhược điểm của công nghệ sàn bóng rỗng Bubble Deck
* Hiện tượng nứt bê tông dưới đáy sàn
- Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp ở các công trình, các vết nứt có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông.
- Các vết nứt xảy ra do cấp phối bê tông không chuẩn hoặc do quy trình bảo dưỡng bê tông không đúng cách.
- Cấu kiện bê tông cốt theo có thể bị nứt ở cấp tải trọng nhỏ hơn tải trọng tiêu chuẩn, trong một số trường hợp có thể bị nứt do co ngót ngay trước khi chịu tải. Hiện tượng nứt do uốn thường khó tránh được nhưng lại tạo điều kiện cho cốt thép chịu kéo làm việc được hiệu quả.
Qua những thông tin về ưu và nhược điểm về công nghệ sàn bóng rỗng Bubble Deck ở trên hy vọng bạn sẽ ứng dụng vào công trình một cách phù hợp nhất. Để được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay tới C-Box, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn.