Ưu nhược điểm của sàn bóng BubbleDeck

Sàn bóng BubbleDeck là công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng. Loại sàn này được làm từ những quả bóng nhựa được tái chế nhằm giúp thay thế cho phần bê tông không tham gia chịu lực ở giữa bản sàn. Loại sàn này giúp giảm đáng kể trọng lượng cũng như kết cấu và khả năng vượt nhịp lên đến 50% của sàn. Hãy cùng C-Box tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo và ưu nhược điểm của sàn bóng qua những thông tin sau đây.

  1. Cấu tạo của sàn BubbleDeck

Cấu tạo của sàn bóng gồm:

  • Lưới thép lớp trên
  • Những quả bóng rỗng được làm từ nhựa tái chế
  • Lưới thép lớp dưới

Vật liệu sử dụng của sàn:

  • Phần cốt thép chịu lực: RB500W
  • Phần bê tông: Xi măng pooclăng tiêu chuẩn
  • Các quả bóng nhựa: HSPE ( được làm từ nhựa tái chế, mật độ polyethylene/propylene cao)

Các bộ phận khác như:

  • Cốt thép liên kết các tấm sàn lại với nhau.
  • Các thanh kẹp, thanh góc và cốt thép chịu cắt của sàn.
  1. Ưu điểm của sàn bóng BubbleDeck

  • Loại sàn này giúp giảm chi phí và thơi gian thi công lắp ghép ván khuôn và cốt thép đơn giản. Chúng có thể tiết kiệm lên tới 35% lượng bê tông sàn truyền thống và giảm thiểu thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống chỉ còn từ 5-7 ngày giúp giảm tải trọng của bản thân sàn cũng như tải trọng trên phần móng của công trình, từ đó có thể giảm kich thước cũng như hệ kết cấu của cột, vách và móng.
  • Sàn bóng có khả năng chịu lực lớn và có tính vượt nhịp cao dù khối lượng của sàn nhe, có khả năng chịu lực cao và tiết kiệm lên tới 35% lượng bê tông và 55% lượng thép so với sàn đặc. Loại sàn này có khả năng chịu lực cắt lên đến 80% so với sàn truyền thống có cùng chiều cao.
  • Sàn có chiều cao thông thủy lớn.
  • Sàn có cấu trúc rỗng nên khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Có thể sử dụng thép lưới hàn với cường độ cao vì thế có thể công nghiệp hóa trong gia công và sử dụng cốt thép
  • Linh hoạt trong thiết kế và có khả năng áp dụng cho nhiều công trình từ nhà ở dân dụng cho tới nhà xương, khu công nghiệp, khách sạn, trường học…
  • Giúp tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: chỉ với 2,3kg nhựa tái chế có thể thay thế cho 230kg bê tông và rất thân thiện mới môi trường, giúp giảm lượng chất thải và CO2 góp phần bảo vệ môi trường.
  • Giúp tiết kiệm 20-25% chi phí giá thành
  1. Nhược điểm của sàn bóng

Chúng dễ bị đẩy nổi hoặc xô lệch khi chất lượng cốp pha gỗ và số lượng ty neo không được kiểm soát kỹ lưỡng. Sàn bị đẩy nổi sẽ dẫn đến sàn có độ dày tăng hơn so với thiết kế và lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng bị mỏng và ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết cấu sàn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu tạo sàn bóng BubbleDeck và một số ưu, nhược điểm của loại sàn này. Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn ứng dụng thi công loại sàn này cho công trình. Để được biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay tới hotline 0396 045 398 của C-Box để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *