Ưu điểm và các lợi ích về kinh tế của sàn hộp siêu nhẹ

Sàn hộp siêu nhẹ là phiên bản cải tiến đáng kể của sàn dầm truyền thống đặc và mang lại nhiều cải tiến hơn cho toàn bộ tòa nhà. Chúng bao gồm hai tấm sàn bê tông mỏng trên dưới và các gân dầm nối chúng lại với nhau, có tính năng tương tự hoặc tốt hơn so với tấm sàn dầm truyền thống đặc, sử dụng ít bê tông hơn. Cùng tham khảo các lợi ích, đặc biệt là lợi ích về kinh tế của sàn hộp siêu nhẹ trong bài viết dưới đây.

1. Lợi ích kết cấu sàn hộp siêu nhẹ

Về kết cấu, sàn hộp sử dụng các hộp nhựa được sản xuất từ nhựa tái chế với kết cấu rỗng ruột được đặt cố định trong các lớp thép sàn.
Nhờ tạo được các bề mặt phẳng có khả năng vượt nhịp lớn, sàn hộp trở nên đặc biệt phù hợp với xu hướng thiết kế phẳng hiện nay. Các công trình như chung cư, khách sạn, nhà ở cao tầng, trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe, trung tâm hội nghị, tòa nhà văn phòng, các khu nhà xưởng, trung tâm thương mại… đều có thể ứng dụng công nghệ sàn hộp rất hiệu quả.
Khác với sàn bê tông cốt thép truyền thống, sàn hộp không sử dụng hệ dầm ngang và dầm dọc liên kết với cột để chịu lực. Khi nền móng ít chịu ứng suất hơn do tải trọng xây dựng giảm, giúp giảm thời gian thi công và chi phí đầu tư ban đầu.

2. Lợi ích chức năng sàn hộp nhựa

• Sàn hộp siêu nhẹ không dầm rỗng thích hợp cho những không gian có cột được bố trí không đều. Sàn có trọng lượng nhẹ hơn 30-35% so với sàn bê tông dầm thép, nhờ đó các kết cấu cột và móng cũng được giảm tải đáng kể áp lực.
• Nhịp lớn hơn, khẩu độ có thể vượt từ 8 – 20m, mang lại sự linh hoạt cao hơn trong việc tổ chức không gian nội thất,
• Bề mặt phẳng phía dưới giúp đường dẫn và đường ống không bị gián đoạn, đồng thời góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường sống.
• Cải thiện tính thẩm mỹ cho bề mặt trần phẳng và mịn, nhờ đó các kiến trúc sư có thể thoải mái hơn trong quá trình thiết kế nội thất và bố trí công năng sử dụng cho công trình.

3. Các lợi ích về kinh tế của sàn hộp nhựa siêu nhẹ

Không chỉ tại các công trình xây dựng lớn, mà hiện nay ngay cả các công trình xây dựng nhà ở dân dụng cũng được ứng dụng công nghệ sàn hộp rất rộng rãi. Hầu hết các chủ thầu xây dựng tại Việt Nam đều nắm vững được ưu nhược điểm của sàn hộp so với sàn dầm thép truyền thống. Do vậy, việc lựa chọn sàn hộp không chỉ tối ưu về độ bền cho công trình mà còn giúp gia tăng đáng kể hiệu quả về kinh tế.

Nếu được thiết kế và thi công đúng kỹ thuật, trung bình mỗi công trình sử dụng sàn hộp có thể cắt giảm từ 10-15% bê tông tươi, 20-30% chi phí coppha, 15-25% chi phí thép cùng rất nhiều chi phí nhân công do sàn hộp có quá trình thi công coppha và thép không quá phức tạp. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đẩy nhanh quá trình xây dựng. Ngoài ra, do có trọng lượng nhẹ, nên sàn hộp ít tạo áp lực lên bề mặt móng, giúp chủ đầu tư có thể chồng thêm tầng với cùng chiều cao mà không sợ ảnh hưởng đến kết cấu chung của công trình kiến trúc.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thông tin cơ bản về sàn hộp từ đó xác định được ưu nhược điểm của sàn hộp so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đây là công nghệ thi công sàn hiện đại, hướng đến tương lai và góp phần bảo vệ môi trường và có thể phù hợp với rất nhiều kiến trúc khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về công nghệ sàn hộp siêu nhẹ, hãy liên hệ ngay C-Box để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *