Top các loài sàn không cột giữa nhà phổ biến hiện nay

Với sự phát triển như hiện nay, thì ngành xây dựng không ngừng sáng tạo để tìm ra các giải pháp và các vật liệu mới giúp nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ cho các công trình. Và loại sàn vượt nhịp hay sàn không cột giữa nhà ngày càng được ưa chuộng đưa vào sử dụng cho các công trình kiến trúc với nhiều loại mẫu mã khác nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về các loại sàn và có sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.

1. Sàn không cột giữa nhà là gì?

Sàn không cột giữa nhà hay còn được gọi là sàn vượt nhịp sử dụng hộp nhựa Tbox. Chúng được chia thành nhiều loại khác nhau và được sản xuất theo công nghệ khoa học hiện đại. Các loại sàn vượt nhịp có chất liệu chính là Polypropylene chúng được đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông giúp giảm thiểu lượng bê tông sử dụng và giúp giảm trọng lượng của sàn.

2. Các loại sàn không cột giữa nhà được ứng dụng hiện nay

• Sàn Ubot

Được sản xuất theo công nghệ sàn phẳng của châu u do tập đoàn Daliform – Italia sáng chế. Loại sàn này được cấu tạo từ các hộp nhựa Polypropylene có kích thước 52 x 52 cm và được bố trí kẹp ở giữa 2 lớp thép sàn.

• Sàn nấm

Là loại sàn có hệ thống làm việc theo kiểu một hoặc hai phương với một phần bản dày hơn ở vị trí cột và tường. Sàn nấm không cần dầm và có cấu tạo khá đặc biệt, bám sàn dựa trực tiếp vào các cột. Hệ thống này có tác dụng làm tăng khả năng chịu lực cắt và gia tăng độ cứng của hệ thống sàn.

• Sàn phẳng

Đây là loại sàn có hệ thống chịu lực theo một hoặc hai phương, và được kê trực tiếp lên các cột hoặc tường mà không cần sử dụng dầm cao. Sàn phẳng được coi là một trong những dạng kết cấu sàn phổ biến nhất được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng hiện nay.

• Sàn sườn, sàn ô cờ

Sàn sườn hay sàn ô cờ được làm từ bê tông cốt thép với nhiều dầm phụ được đặt vuông góc tạo thành sàn có những ô vuông giống như trên bàn cờ. Thông thường, sàn ô cờ được làm khi cạnh bé của phần lưới cột có chiều dài >= 6m và cạnh lớn gấp 1.5 lần cạnh bé.

Ưu điểm tải trọng nhẹ, độ xung nhịp lớn và sàn có chiều dày chưa đến 50mm nên sàn sườn hay sàn ô cờ khi tiến hàng thi công sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí nguyên vật liệu so với sàn truyền thống.
Sàn sườn gồm có nhiều sườn được bố trí ở các vị trí khác nhau và được cố định với khoảng cách bằng nhau, được đỡ trực tiếp bởi cột. Việc bố trí từng vị trí của sườn giúp giảm được một phần bê tông cốt thép sử dụng, vì thế giúp giảm tải trọng của sàn cũng như công trình.

Hy vọng những thông tin về các loại sàn không cột giữa nhà thường sử dụng trên giúp bạn hiểu được và đưa ra chọn lựa phù hợp. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về từng loại sàn vượt nhịp, hãy liên hệ ngay với C-Box qua hotline 0396045398 nhé, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi luôn sẵn sang hỗ trợ bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *