Có thể nói, công nghệ sàn phẳng không dầm là một bước đột phá tiến bộ vượt bậc của ngành xây dựng và trong việc thi công nền móng hiện đại. Lợi ích của sàn phẳng không dầm vượt trội nhất vẫn là tiết kiệm thời gian xây dựng, linh hoạt trong thiết kế, đồng thời có khả năng chịu lực tốt hơn so với sàn truyền thống.
1. Tìm hiểu về sàn phẳng không dầm
Theo kết cấu kiến trúc xây dựng, sàn phẳng có hai loại là sàn có dầm và sàn không dầm. Trong đó, sàn có dầm được coi là loại sàn truyền thống và được sử dụng phổ biến trong nhiều năm. Tuy nhiên, sàn không dầm ra đời muộn hơn, và được coi là một giải pháp hữu ích trong việc tiết kiệm không gian, đặc biệt là nhà phố và nhà ống.
Sàn phẳng không dầm là loại sàn không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang, dọc đỡ ở bên dưới mà chúng liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.
Cấu tạo đặc trưng của sàn bê tông không dầm chính là sự phối hợp của lưới thép và các phần vật liệu rỗng. Nếu như lưới thép có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tại những vị trí chính xác, thì các phần vật liệu rỗng sẽ định hình thể tích lỗ rỗng và định dạng lưới thép.
2. Những lợi ích của sàn phẳng không dầm là gì?
Sàn phẳng không dầm mang đến nhiều lợi ích đáng kể trong lĩnh vực xây dựng, trong đó không thể không kể đến sự tối ưu hóa không gian sử dụng bằng cách loại bỏ các dầm truyền thống, giúp tạo ra không gian mở linh hoạt hơn và tối đa hóa diện tích sử dụng của công trình.
Bên cạnh đó, việc tiết kiệm chi phí xây dựng cũng là sự lựa chọn tối ưu của các chủ đầu tư. Nguyên nhân là do sàn không cần sử dụng các dầm chịu tải truyền thống, công trình có thể giảm được một phần chi phí vật liệu và công nhân. Ngoài ra, việc sử dụng sàn phẳng không dầm còn giúp giảm tải trọng xuống móng của công trình, từ đó giảm áp lực lên móng, tiết kiệm chi phí xây dựng móng cũng như các công đoạn xử lý móng. Với cùng một khả năng chịu lực, sàn phẳng không dầm có độ cứng chống uốn đạt gần 87%, gần bằng với độ võng so với sàn đặc. Trong khi đó, lượng bê tông vẫn ít hơn, chỉ khoảng 50% so với thông thường.
Đặc biệt, đối với không gian rộng rãi và trống trải, việc lắp đặt nội thất và hệ thống công nghệ, lắp đặt nội thất, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điện, và hệ thống thoát nước… sàn không dầm cung cấp sự linh hoạt và thuận tiện hơn. So với sàn dầm truyền thống, sàn không dầm tiết kiệm chiều cao hơn, giảm chi phí xây tô và vỏ bao. Tiết kiệm vật liệu hơn, tạo ra được không gian sử dụng nhiều hơn, rộng hơn.
Với không gian rộng rãi và trống trải, thông thoáng, việc thiết kế và lắp đặt nội thất, hệ thống điện, hệ thống điều hòa không khí, và hệ thống thoát nước trở nên dễ dàng hơn và linh hoạt hơn.
Việc giảm trọng lượng bản thân kết cấu cho phép kết cấu sử dụng sàn phẳng được nhịp lớn hơn. Thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật, kiến trúc thông thoáng. Từ đó, giúp linh động trong vấn đề giật cấp sàn. Áp dụng được trong nhiều loại hình nhà ở, công trình xây dựng, có tính cách âm và cách nhiệt tốt…
Ngoài ra, thi công sàn không dầm đơn giản hơn, nhanh hơn do chỉ lắp, giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm chính và dầm phụ. Lượng bê tông có thể tiết kiệm được lên đến 35% so với sàn dầm truyền thống. Giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5-7 ngày. Giảm tải trọng bản thân tấm sáng cũng như tải trọng trên phần móng công trình, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng.
Với việc giảm đi phần bê tông ở các thớ giữa của tiết diện sàn đã đem lại những lợi ích đáng kể, giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ giảm được các tài nguyên sử dụng và các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công.
Có thể khẳng định rằng, công nghệ sàn không dầm đã tạo ra bước đột phá lớn trong thi công, mang đến lợi ích lớn cho các dự án xây dựng. Không chỉ tối ưu không gian sử dụng và tiết kiệm chi phí, mà còn mang lại sự linh hoạt và thuận tiện trong việc lắp đặt các hệ thống khác nhau. Khi loại sàn này liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình giúp tạo ra những ưu điểm về cả đặc tính kỹ thuật cũng như về kinh tế.