Tìm hiểu kết cầu sàn rỗng không dầm vượt nhịp lớn

Công nghệ sàn phẳng tạo rỗng ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy sàn rỗng là gì, có những loại kết cấu sàn rỗng nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Hãy cùng C-Box tìm hiểu về sàn rỗng và khám phá những kết cấu của sàn rỗng ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về công nghệ sàn rỗng

Sàn rỗng là tên gọi chung của các loại sàn bê tông không dầm hiện đại, có khả năng vượt nhịp lớn. Sàn rỗng với cấu tạo đơn giản gồm : lưới thép trên, lưới thép dưới, vật liệu nhựa rỗng hoặc xốp. Các lớp thép và vật liệu tạo rỗng liên kết trực tiếp với nhau bằng những thanh thép buộc tạo ra một hệ sàn có thể làm việc hiệu quả theo hai phương. Chúng dựa trên nguyên lý làm giảm trọng lượng tổng của sàn thông qua việc giảm lượng bê tông ở các vùng chịu ít lực (phần lõi của sàn) bằng cách sử dụng các hộp tạo rỗng. Những vật liệu bằng nhựa thay thế bê tông ít chịu lực có vai trò làm giảm trọng lượng sàn và tiết kiệm chi phí.

Bê tông sẽ được tối ưu hóa nhờ sự phối kết hợp hoàn hảo của những tấm lưới thép và các lỗ rỗng được hình thành khi lắp đặt các vật liệu nhựa hoặc xốp. Trong quá trình thi công còn một bộ phận mà chúng ta cần phải lưu ý đó là thép gia cường giúp giữ chắc và cố định bóng, hộp nhựa không bị xê dịch khi dầm bê tông.

2. Các loại kết cấu sàn rỗng phổ biến hiện nay

* Kết cấu sàn rỗng Bubbledeck

Sàn rỗng Bubbledeck hay sàn bóng là kết cấu sàn rỗng đã có rất lâu đời. Là một trong những loại sàn có tính ứng dụng cao, được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ đầu những năm 2000.

Về kết cấu, chúng sử dụng những quả bóng nhựa tròn rỗng, có đường kính từ 180mm – 360mm, chúng được lắp ở giữa hai lớp thép sàn giúp tạo được độ rỗng và giảm trọng lượng sàn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, do công nghệ này có từ khá sớm, nên kết cấu sàn rỗng còn nhiều nhược điểm như: dễ bị đẩy nổi, bóng dễ bị vỡ dẫn đến đọng nước, và ngấm nước gây nên sự khó chịu trong quá trình sử dụng.

Việc vận chuyển các quả bóng tròn rỗng cũng chiếm nhiều chi phí, đồng thời chiếm nhiều không gian cho việc hình thành kho bãi tập kết.

• Kết cấu sàn rỗng VRO

Đây là loại sàn được các kỹ sư xây dựng tại Việt Nam phát triển từ các nghiên cứu và học hỏi công nghệ xây dựng tiên tiến trên thế giới. Loại sàn này sử dụng các vật liệu nhẹ và rẻ giúp tạo một khoảng rỗng bên trong sàn ở các vị trí ít chịu lực giúp tối ưu chi phí xây dựng.

Về kết cấu, sàn VRO sử dụng các miếng xốp (polystyrene) có hình chữ nhật, kích thước hình hộp từ 38x38cm được đặt vào giữa hai lớp thép của sàn tạo nên hệ dầm chữ I kết hợp với hai lớp thép sàn tạo nên kết cấu chịu lực khá ổn định. Tuy nhiên, do cấu tạo bằng xốp nên sàn VRO có độ cứng cáp không cao, sàn nhẹ nên dễ bị đẩy nổi, khó thi công, lớp xốp mềm nếu vỡ dễ gây đọng nước, ngấm nước, làm ảnh hưởng đến kết cấu thép và bê tông sau khi hoàn thiện.

Việc vận chuyển các phiến xốp cũng chiếm nhiều chi phí và diện tích như các bóng tròn của kết cấu sàn rỗng Bubbledeck.

• Kết cấu sàn hộp nhựa rỗng Nevo

Đây được coi là giải pháp xây dựng xanh với nhiều sự cải tiến giúp tối ưu kết cấu, nâng cao chất lượng hoàn thiện sàn và khắc phục những nhược điểm của các loại kết cấu sàn rỗng đã lỗi thời.
Về mặt kết cấu, sàn sử dụng các hộp nhựa Nevo được sản xuất từ nhựa tái chế có độ bền cao, chống va đập, cách âm và chống cháy tốt. Hộp Nevo có kích thước 40 x 40cm hoặc 50 x 50cm. Chiều cao hộp 9 – 27cm tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phần giữa của hộp có thiết kế ống côn giúp tăng độ cứng cáp và làm giảm hiện tượng đẩy nổi trong quá trình đổ bê tông. Mặt trên của hộp có các gờ nổi đóng vai trò như các con kê giúp quá trình thi công thép diễn ra thuận lợi hơn. Phần đáy hộp được thiết kế các chân dài 6-10cm giúp đỡ và khắc phục tình trạng rỗ đáy sau khi hoàn thiện.
Các hộp nhựa Nevo có thể được xếp chồng lên nhau, nên tối ưu cho công tác vận chuyển và không gian lưu trữ kho bãi hay tập kết tại hiện trường thi công.

Trên đây là những thông tin chi tiết về kết cấu sàn rỗng của từng công nghệ sàn phẳng không dầm phổ biến và được ưa chuộng. Nếu bạn đang quan tâm đến loại sàn nào, hãy liên hệ ngay cho C-Box qua số hotline 0396 045 398 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *