Tiêu chuẩn thiết kế sàn bóng trong xây dựng

Hiện nay, ngoài việc xây dựng và thi công theo hướng truyền thống thì cũng có rất nhiều công nghệ mới ra đời mang lại nhiều lợi ích cho các công trình. Một trong những thiết kế mới và đột phá đó chính là thiết kế sàn bóng. Hãy cùng tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế sàn bóng và những ưu điểm của loại sàn này qua những thông tin dưới đây.

1. Tìm hiểu về công nghệ sàn bóng

Sàn bóng là công nghệ thi công sàn mang tính cách mạng trong xây dựng. Chúng sử dụng những quả bóng được làm bằng nhựa tái chế để thay thế cho phần bê tông không tham gia chịu lực phần giữa của bản sàn, giúp giảm đáng kể trọng lượng của bản thân kết cấu và giúp tăng khả năng vượt nhịp lên đến 50%.

2. Tiêu chuẩn thiết kế sàn bóng cho các công trình

Vật liệu sử dụng cho sàn bóng

– Cốt thép chịu lực
– Bê tông: Xi măng pooclăng đạt tiêu chuẩn.
– Các quả bóng nhựa (làm từ nhựa tái chế, mật độ polyethylene/propylene cao).

* Các bộ phận khác:

– Phần cốt thép liên kết các tấm sàn.
– Các thanh kẹp, thanh góc và cốt thép chịu cắt.

Sàn bóng được chia làm 3 loại:

  • Loại 1: các tấm bê tông lắp ghép được đúc sẵn, loại này dùng cho các dạng cầu thang hay ban công …
  • Loại 2: các tấm luới thép và bóng đơn giản, chúng được sản xuất tại các nhà máy và vận chuyển đến công trình để lắp đặt cũng như đổ bê tông toàn khối.
  • Loại 3: các tấm bán lắp ghép với phần dưới là tấm bê tông có chứa lưới thép dày 6cm, chúng được đổ tại nhà máy được dùng thay cho ván khuôn…

3. Một số ưu điểm khi sử dụng sàn bóng

– Công nghệ sàn bóng giúp việc thi công nhanh chóng do không cần đến đóng ván khuôn dầm hay cốt thép đơn giản. Trọng lượng của sàn nhẹ nhưng lại chịu được cường lực cao, khả năng vượt nhịp tạo không gian kiến trúc lớn, linh hoạt trong thiết kế và thi công. Ngoài ra, có thể xây tường tại mọi vị trí trên mặt sàn và do không có dầm nên chiều cao thông thủy lớn, không phải làm trần thạch cao.
– Chi phí thi công của sàn bòng thường ít hơn so với sàn truyền thống. Chúng có ưu điểm thi công nhanh do các tấm sàn và phần thép đều được gia công tại xưởng, khi thi công chỉ cần đưa ra công trường lắp ghép đổ bê tông.
– Có tính linh hoạt cao trong thiết kế, chúng có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình.
– Giúp giảm tới 35% trọng lượng của bản thân kết cấu, do đó giảm được kích thước hệ kết cấu cột, móng và vách.
– Tăng khoảng cách của lưới cột, giảm hệ tường và vách chịu lực.
– Tiết kiệm khối lượng sử dụng bê tông khi thi công: 2.3kg nhựa tái chế giúp thay thế cho 230kg bê tông/m³ (BD 280).
– Thân thiện với môi trường do giảm được lượng phát thải năng lượng và khí nhà kính.

Trên đây là thông tin cần thiết và tiêu chuẩn thiết kế sàn bóng mang lại hiệu quả cao. Để có thể tạo ra được sàn bóng chất lượng thì rất cần đến đơn vị tư vấn, cung cấp và thiết kế thi công uy tín. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị phù hợp, hãy liên hệ ngay tới C-Box để được tư vấn thiết kế, thi công và báo giá sàn bóng với mức giá cạnh tranh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *