Thiết kế và thi công, ứng dụng của sàn phẳng không dầm

Tại Việt Nam, giải pháp thi công sàn phẳng không dầm đang dần trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực xây dựng nhờ những tiện ích và lợi ích cho những dự án mà giải pháp này mang lại. Dưới đây là một số thông tin về thiết kế và thi công, ứng dụng của sàn phẳng không sử dụng dầm mời các bạn cùng tham khảo!

1. Thiết kế của sàn phẳng không dầm

* Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế sàn phẳng không dầm

Khi thiết kế sàn phẳng không dầm thì việc đảm bảo được tính chịu tải của sàn chính là yếu tố vô cùng quan trọng. Phải đảm bảo sàn được thiết kế có khả năng chịu tải vượt trên những yêu cầu về tải trọng (tải trọng động và tải trọng tĩnh) đã được đặt ra.

Tiếp đến là độ cứng và sự ổn định của sàn cũng cần được quan tâm. Sàn phẳng không sử dụng dầm phải đảm bảo có đủ độ cứng để chịu được trọng lực và các lực tác động lên mà nó có thể gặp phải. Song song đó thì sàn cũng cần đảm bảo không bị biến dạng, nứt gãy hay co ngót khi chịu sự biến đổi của độ ẩm và nhiệt độ của môi trường.

* Những vật liệu được sử dụng

Có rất nhiều vật liệu được dùng phổ biến trong thiết kế sàn phẳng không dầm. Trong đó có một vật liệu đáng tin cậy, mạnh mẽ, có sự kết hợp hoàn hảo giữa độ cứng của thép và bê tông có khả năng chịu lực tốt đó chính là bê tông cốt thép. Để sàn giảm bớt trọng lượng tổng thể nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực và độ cứng tương tự thì bê tông nhẹ là một lựa chọn được ưu tiên.

Ngoài ra, những vật liệu cũng được dùng trong sàn phẳng không sử dụng dầm đó chính là sợi thuỷ tinh với mục đích nhằm giảm trọng lượng cũng như cải thiện khả năng chịu lực. Nhựa kết hợp với sợi thuỷ tinh, những vật liệu composite cũng được sử dụng phổ biến.

* Quá trình chọn lựa kết cấu và thiết kế phù hợp

Quá trình này yêu cầu kiến thức chuyên môn và sự chính xác. Trước tiên, cần phải xác định mục đích sử dụng và yêu cầu về tải trọng của công trình từ đó chọn lựa vật liệu cũng như kết cấu sao cho phù hợp như cốt thép bố trí như thế nào, sàn có bề dày ra sao? hay định hình những hệ thống hỗ trợ.

Ngoài ra, đánh giá độ an toàn và tính toàn vẹn của toàn sàn phẳng không dầm còn thông qua việc mô phỏng và tính toán. Có thể đảm bảo được sàn đáp ứng được đầy đủ hết những yêu cầu về tải trọng và tiêu chuẩn kỹ thuật bằng phần mềm thiết kế, mô phỏng 3D.
Dựa vào quá trình lựa chọn và thiết kế kết cấu phù hợp sẽ triển khai thi công xây dựng sàn phẳng không sử dụng dầm đảm bảo độ cứng, tính chất chịu lực và độ bền.

2. Thi công sàn phẳng không dầm

Chuẩn bị thiết bị và công trình

Cần chuẩn bị công trình một cách cẩn thận trước khi tiến hành thi công sàn phẳng không dầm. Trước tiên, phải làm sạch mặt bằng và địa hình công trình, chuẩn bị sao cho đảm bảo sự phù hợp và ổn định cho toàn quá trình thi công sàn. Đồng thời, định vị và các định kích thước của sàn bằng cách thiết lập những dây chằng.
Chuẩn bị các thiết bị như máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, máy nén khí và những công cụ dùng để đo lường, các thiết bị bảo hộ cá nhân. Phải đảm bảo những thiết bị này đã được bảo trì và kiểm tra đạt hiệu suất tối đa trong toàn quá trình thi công.

Chi tiết các bước thi công sàn phẳng không dầm

  • Bước 1: Thực hiện gia công cốp pha sàn phẳng không dầm theo đúng thiết kế đã được phê duyệt bao gồm khâu chuẩn bị khuôn cốp pha, tiến hành gia công đảm bảo theo đúng kích thước, hình dạng yêu cầu.
  • Bước 2: Tiến hành lắp đặt hệ thép bo sàn, thép dầm, lớp thép chờ và thép gia cường theo thiết kế đảm bảo độ bền và tính chắc chắn của sàn.
  • Bước 3: Lắp đặt hệ thống các hộp nhựa theo đúng kỹ thuật và đảm bảo đúng khoảng cách, vị trí yêu cầu.
  • Bước 4: Thực hiện gia công thép chống cắt, thép lớp trên, thép chống chọc thủng, thép mũ cột cùng những loại thép gia cường khác để đảm bảo khả năng chịu tải và tính chắc chắn của sàn phẳng không sử dụng dầm.
  • Bước 5: Tiến hành đổ bê tông lớp 1 ở giữa các khe hộp. Dàn đều, phủ kín bê tông ở dưới đáy hộp thành một lớp liền mạch bằng cách sử dụng đầm dùi.
  • Bước 6: Khi lớp bê tông đầu tiên đã se cứng sẽ thực hiện đổ lớp bê tông thứ 2 lên. Tiếp tục sử dụng đầm dùi để đầm chặt bê tông và cào phẳng mặt sàn cho đến mịn đẹp.
  • Bước 7: Thực hiện bảo dưỡng bê tông đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật và thời gian, cụ thể là giữ ẩm bề mặt của bê tông nhằm bảo đảm quá trình cứng hoá cùng độ bền của công trình.
  • Bước 8: Tháo dỡ cốp pha và vệ sinh sạch sẽ sàn sau khi bê tông đã hoàn toàn đông kết để đảm bảo sàn phẳng không dầm hoàn thiện có bề mặt đẹp, trơn và sẵn sàng để sử dụng.

Với quy trình thi công trên chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến cho khách hàng sản phẩm sàn phẳng không sử dụng dầm đáp ứng được độ bền, tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, tối ưu hoá được hiệu quả xây dựng.

Kiểm soát chất lượng

Đây là yếu tố rất quan trọng trong thi công, đảm bảo tất cả vật liệu sử dụng đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật và tính chất lượng. Để đảm bảo quá trình thi công chính xác, diễn ra đúng quy trình cần theo dõi sát sao các bước thi công.

Cần thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ để đảm bảo công trình đáp ứng yêu cầu về độ cứng, độ phẳng và độ bền. Cần khắc phục kịp thời bất cứ thiếu sót và sự cố nào để đảm bảo được chất lượng cuối cùng của sàn phẳng không dầm.

Việc tuân thủ đúng theo quy trình thi công, kiểm soát chất lượng có thể đảm bảo công trình sàn phẳng không dầm được xây dựng đáng tin cậy, chính xác, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của dự án xây dựng.

3. Ứng dụng của sàn phẳng không dầm

Ứng dụng trong các công trình nhà ở

Trong các dự án nhà ở, sàn phẳng không dầm cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong những căn hộ, nhà phố, biệt thự và những công trình nhà ở khác nhờ sự linh hoạt, tiết kiệm được không gian, là giải pháp hiệu quả giúp tối ưu diện tích sử dụng và thiết kế nội thất, tạo sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng, tiết kiệm được thời gian và chi phí thi công đáng kể.

Ứng dụng trong công nghiệp

Nhờ có độ bền và khả năng chịu lực cao nên sàn phẳng không dầm cũng được ứng dụng nhiều trong các nhà kho, nhà xưởng, nhà máy và những khu công nghiệp giúp tối ưu hoạt động, không gian lưu trữ, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời giúp quá trình vận chuyển, lưu thông trong các khu công nghiệp diễn ra thuận lợi hơn.

Ứng dụng khác

Trong các lĩnh vực khác, sàn phẳng không dầm còn được ứng dụng trong những công trình thương mại như khách sạn, trung tâm thương mại, nhà hàng đáp ứng được các yêu cầu phục vụ khách hàng, thuận tiện trong kinh doanh và không gian mở. Bên cạnh đó thì cách công trình công cộng như các công trình giao thông công cộng, trường học, bệnh viện, sân vận động cũng được ứng dụng khá nhiều.

Sự linh hoạt và tiết kiệm không gian, thiết kế và thi công hiệu quả đã giúp sàn phẳng không sử dụng dầm trở nên phổ biến trong những công trình xây dựng, đáp ứng được các yêu cầu về sự an toàn và chất lượng cùng sự tiện ích.

Đây là công nghệ xây dựng mang lại nhiều lợi ích rất đáng chú ý được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng. Với khả năng linh hoạt trong thiết kế, tối ưu không gian hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, công nghệ này an toàn và thuận tiện, tạo cho những không gian mở đáp ứng được nhu cầu của những công trình hiện đại.

Với đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng trong đó có sàn phẳng không dầm, chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ đáng tin cậy với báo giá chính xác nhất. Luôn sẵn sàng cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng chi tiết nhất về sản phẩm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *