Sàn phẳng lõi rỗng hiện đang là một trong những sản phẩm được đánh giá tốt nhất hiện nay tại Việt Nam. Có rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng loại sàn này nhưng cũng không có ít doanh nghiệp chưa biết cách thi công sàn Vro ra sao. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước thi công một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.
1.Sàn Vro là gì?
Sàn phẳng Vro hay sàn không dầm, sàn vượt nhịp là phương pháp xây dựng giúp cho trần nhà phẳng hơn và không bị vướng dầm, giúp tạo không gian rộng lớn. Việc xây dựng bằng sàn phẳng Vro giúp cho các công trình có được không gian lớn hơn, quá trình thi công nhanh hơn, và vẫn đảm bảo được chất lượng. Hơn nữa, nó còn giúp ích cho việc xây tường, vách ngăn linh hoạt hơn.
2. Các bước thi công sàn Vro
* Bước 1: Lắp dựng cốp pha
* Bước 2: Lắp đặt các thép sàn lớp dưới
– Lắp đặt thép sàn gồm cả thép cơ sở và thép tăng cường của 1 phương trước, tiếp đến mới rải thép phương còn lại.
– Ưu tiên phần thép nhịp dài hơn nằm dưới cùng.
– Các dầm nếu bằng sàn thì phần thép dầm phải nằm trên thép sàn.
– Gia công chiều cao đai dầm: Khối lượng chống nổi, chống bềnh
* Bước 3: Thi công lắp đặt tấm Vro
– Vận chuyển, bốc xếp và lưu trữ vào kho bãi
– Chuyển tấm Vro đến vị trí thi công lắp đặt
– Thi công lắp đặt tấm Vro theo bản vẽ thiết kế
* Bước 4: Thi công và lắp đặt thép sàn lớp trên
– Lắp đặt thép sàn lớp trên
– Lắp đặt thép sàn khu hạ cốt, và khu hạ vệ sinh
– Lắp đặt lớp thép chống cắt mũ cột
* Bước 5: Thi công chống nổi, chống bềnh
– Các bước thực hiện
+ Dùng mũi khoan phi 12 xuyên thủng lớp cốp pha tại khe sườn xốp theo đúng mặt bằng vị trí chống nổi yêu cầu.
+ Dùng ty chống nổi có cánh để bắt ốc xuyên qua lỗ khoan
+ Kéo giật tay lại để ty chống nổi xòe cánh neo chắc vào cốp pha
+ Dùng vam bẻ neo chắc chắn phần đầu còn lại của ty vào thép sàn lớp trên (sử dụng đúng cỡ để đảm bảo đủ chiều cao sàn)
+ Bẻ ty chống bềnh neo thép lớp dưới với thép lớp trên
– Vị trí khoan chống nổi, chống bềnh
– Đối với ván ép tôn định hình
Bước 1: Bắn vít vào phần lá tôn ôm thép lớp dưới để ghim vào cốp pha sàn.
Bước 2: Bẻ ty chống nổi neo thép lớp dưới với thép lớp trên.
Bước 3: Dùng ty chống bềnh loại dài hơn 5cm để xuyên qua khe ván từ dưới lên và ghim vào thép lớp trên.
– Đối với ván tôn lá: Dùng dây thép 1.5ly xuyên từ dưới lên trên qua xà gồ cốp pha và buộc níu chặt vào thép sàn lớp dưới, khoảng cách dọc theo khe tôn lá @400-@500
– Kiểm tra độ cao sàn: Chiều cao này được áp dụng đối với tất cả biện pháp chống nổi nhằm đảm bảo lõi xốp nằm đúng trong mặt cắt của sàn, sai số ±5mm, kiểm tra sắt thép, cốp pha và chụp ảnh báo cáo kỹ thuật trước khi cho đổ bê tông.
– Định mức vật tư chống nổi
* Bước 6: Thi công điện nước
– Thi công điện: Ống điện sẽ được chạy âm trong sàn, yêu cầu thi công sau khi lắp đặt tấm, ống chạy theo khe sườn và phải nằm trên thép sàn lớp dưới
– Thi công nước
+ Đường ống nước được thiết kế xuyên qua sàn và đi qua các hộp kỹ thuật đã được tính toán từ trước và gia cường kết cấu đảm bảo an toàn. Hạn chế đặt vị trí ống thay đổi và cần phải khoan rút lõi sau thì gia cường miệng lỗ bằng sikagrout 214-11.
+ Đường ống thoát có đường kính lớn hơn nên ưu tiên đặt chạy ngang dưới sàn và phần đóng trần để đảm bảo độ an toàn của kết cấu sàn và thi công đơn giản, dễ dàng vận hành và bảo trì.
+ Ống thoát nước chạy trong sàn phải được tư vấn kỹ thuật kết cấu đồng ý, ống có chiều dài <1,5m và cách xa đầu cột tối thiểu 0,6m.
* Bước 7: Công tác đổ bê tông
– Đối với bơm cần: đổ bê tông thành 2 đợt
+ Độ sụt bê tông chỉ định 18±2cm
+ Đảm bảo được 2 vòi đầm lớn sẽ theo 1 đầu vòi bơm, và đầm kỹ 4 góc xốp cũng như theo rãnh sườn.
Đối với bơm tĩnh: đổ bê tông 1 đợt đầy luôn sàn
• Độ sụt bê tông chỉ định 20±2cm
• Đảm bảo được 2 vòi đầm lớn và 4 có người cào bê tông theo 1 đầu vòi bơm, đầm kỹ 4 góc xốp và theo rãnh sườn
Đối với bê tông đổ tay:
• Độ sụt bê tông chỉ định 18±2cm.
• Vận chuyển bê tông trộn tay đổ vào các khe xốp cho đầy, dùng đầm dùi đầm kĩ ngay sau khi bê tông lọt hết xuống lớp dưới.
• Sau khi đã đầm kĩ lớp bê tông lần 1 tiến hành đổ lớp 2, sau đó đầm và cán mặt đủ chiều dày bê tông yêu cầu.
* Bước 8: Bảo dưỡng bê tông
– Sau khi đổ bê tông xong cán bộ kỹ thật phải yêu cầu bảo dưỡng và dưỡng ẩm bê tông đảm bảo mật độ và thời gian. Bắt đầu sau 6h đổ và liên tục trong 3 ngày.
– Đề xuất một số biện pháp bảo dưỡng và giữ ẩm hiệu quả như ngâm nước phủ bạt, dùng bao đay hoặc rơm rạ mùn cưa tưới ẩm, …
– Kết cấu bê tông khối lớn cần chú ý đến công tác này để bê tông đảm bảo chất lượng
Trên đây là toàn bộ quy trình thi công sàn Vro từ lúc lắp dựng cốp pha đến bảo dưỡng hoàn thiện. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các đơn vị thi công để mang đến chất lượng tốt nhất cho sàn của công trình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với C-Box để được tư vấn cũng như nhận được dịch vụ tốt nhất.