So sánh kinh phí giữa sàn phẳng với sàn bê tông truyền thống

Sàn phẳng hiện nay có lẽ vẫn là khái niệm mới với nhiều người. Tuy nhiên loại sàn này hiện đã được ứng dụng cho rất nhiều công trình trên cả nước, đặc biệt là công trình dân dụng và công cộng và đặc biệt là các công trình yêu cầu vượt nhịp lớn như nhà xưởng công nghiệp. Giải pháp sàn phẳng mang tới nhiều ưu điểm như giảm được tải trọng sàn, chiều cao tầng cũng như cách âm, cách nhiệt và có độ cứng lớn. Hãy cùng C-Box tìm hiểu kinh phí giữa sàn phẳng và sàn truyền thống có gì khác nhau nhé!

1. Đặc tính kỹ thuật và kết cấu

Sàn bê tông cốt thép truyền thống

• Có độ cứng tổng thể (chịu tải trọng ngang) tốt.
• Sàn là cấu kiện phụ giúp chịu tải trọng đứng và đưa chúng về các cấu kiện chính: dầm, cột, vách, móng…
• Dầm chính là cấu kiện chính giúp chịu tải trọng đứng và góp phần tạo nên hệ kết cấu chịu tải trọng ngang (hệ khung vách, hệ khung, khung vách lõi kết hợp).
• Giảm được chiều cao thông thủy (do phần dầm là cấu kiện chịu lực chính yêu cầu độ cứng lớn – chiều cao dầm lớn).

Sàn phẳng không dầm

• Có độ cứng ngang kém hơn so với sàn truyền thống.
• Hệ dầm được thiết kế là dầm chìm bên trong sàn, giúp gia cường và tăng độ cứng cho sàn.
• Sàn là cấu kiện chịu tải trọng đứng chính giúp phân phối lực về vách, cột.
• Trọng lượng bê tông của sàn giảm 10%-15% so với sàn truyền thống

2. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Với tiêu chuẩn thi công nghiệm thu, giải pháp sàn phẳng được áp dụng theo tiêu chuẩn và quy phạm Việt Nam. Sàn phẳng yêu cầu khắt khe về trình độ thi công của nhà thầu mang lại sàn phẳng có yếu tố kỹ thuật và công năng cao.

3. Kỹ thuật và tiến độ thị công

Sàn bê tông truyền thống:

• Có kỹ thuật thi công đơn giản và phổ biến
• Sàn có dầm nên rất khó cho việc thi công đường ống cũng như kỹ thuật và thẩm mỹ

Sàn phẳng

Sàn phẳng có kỹ thuật thi công đơn giản hơn so với sàn có dầm truyền thống. Công tác gia công giảm bớt, lắp dựng cốp pha cũng thuận tiên cho việc thi công đường ống, thi công kỹ thuật và thẩm mỹ. Giúp giảm chi phí lắp đặt hệ thống điện – nước (ME)

4. Hiệu quả kinh tế

Sàn truyền thống:

• Không có sự linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng cột (thông thường các cột cần theo lưới thẳng nhau – đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ và dầm).
• Việc đục lỗ hay thay đổi công năng cần tính toán kiểm tra kỹ và bổ sung dầm gia cường (nếu lỗ to).
• Không có sự linh hoạt trong việc thay đổi vị trí tường ngăn do cần phải xây tường dưới vị trí tường.
• Áp dụng cho các công trình xây dựng tại Việt Nam
• Chiều cao dầm khá lớn, làm giảm thông thủy của tầng, trần gây thiếu thẩm mỹ

Sàn nhẹ không dầm

• Có thể linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng cột. Các cột không nhất thiết bố trí thẳng hàng và vuông góc.
• Dễ dàng, linh động trong việc thay đổi vị trí tưởng ngăn. Đáp ứng các nhu cầu về thay đổi vị trí tường và nội thất theo từng căn hộ. Do vậy, sàn có hệ dầm và sườn hộp bố trí dày (khoảng cách 64 – 66cm)
• Việc đục lỗ đảm bảo được vì khi đục có thể dự kiến vào 1, hoặc 2 hộp thì xung quanh các vị trí lỗ luôn có dầm gia cường.
• Áp dụng rộng rãi các công trình: chung cư, trung tâm thương mại, khu thể thao, trường học, bãi đỗ xe, bệnh viện, nhà dân. . .
• Giảm được chiều dày của hệ dầm sàn, gia tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao một tầng và có thể tăng số lượng tầng.
• Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
• Tạo không gian nội thất đẹp vì mặt trần phẳng, có thể thay đổi nội thất theo ý muốn.
• Khẳng định uy tín, thương hiệu của dự án với chi phí đầu tư thấp nhưng chất lượng, công năng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Từ những so sánh trên và thực tế áp dụng trên các công trình thực tế, giải pháp sàn phẳng giúp tiết kiệm từ 20 – 30% lượng thép dùng cho sàn. Vì thế mà giúp giảm từ 10 – 15% chi phí bê tông, cốp pha, cốt thép…so với sàn bê tông truyền thống thông thường. Ngoài ra, hệ sàn phẳng không dầm còn giúp tối ưu trong kết cấu, kiến trúc cũng như hiệu quả về kinh tế, nhân công, vận chuyển hay các hệ thống kỹ thuật.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn và có sự so sánh kinh phí xây dựng sàn phẳng so với sàn truyền thống. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay tới C-Box để được hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *