Sàn bóng là một trong những giải pháp thi công sàn bê tông được nhiều người biết đến hiện nay. Hãy cùng C-Box tìm hiểu về loại sàn này trong bài viết dưới đây nhé
Sàn bóng là gì?
Sàn bóng hay còn gọi là sàn BubbleDeck là một trong những thiết kế trong giải pháp sàn rỗng giúp giảm trọng lượng của bản sàn. Đây loại sàn phẳng sử dụng hệ thống các quả bóng nhựa kết hợp với lưới thép giúp thay thế các loại sàn truyền thống sử dụng bê tông hoàn toàn.
Một số vấn đề thường gặp khi thi công sàn bóng
Trong quá trình lắp đặt, thi công sàn bóng không dầm, nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng và cẩn thận có thể xảy ra các sự cố sau đây:
-
Đẩy nổi
Đây là hiện tượng bóng không được giữ cố định và nổi lên trong quá trình đổ bê tông khiến lớp dưới của sàn tăng lên, lớp bê tông phía trên mỏng hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng sàn.
Quá trình đổ bê tông nếu không cẩn thận sẽ khiến bóng bị di chuyển khỏi vị trí cố định gây nên tình trạng đẩy nổi.
a, Nguyên nhân gây đẩy nổi
- Sử dụng loại thép không đủ tiêu chuẩn để lắp đặt và cố định bóng.
- Bóng bị xô lệch khỏi vị trí do tốc độ bơm bê tông lớp đầu tiên quá nhanh.
- Không chia thành hai lần đổ bê tông mà đổ ngập bóng trong một lần.
- Quá trình đầm bê tông không đảm bảo đúng kỹ thuật, đầm non tay không chắc chắn hoặc đầm ẩu khiến tình trạng đẩy nổi.
- Phần đổ bê tông lần thứ 2 được đầm quá kỹ khiến áp lực bê tông đè nặng vào bóng dẫn đến bóng bị nổi lên bề mặt.
- Khoảng cách chờ đổ bê tông giữa hai lần đỏ không đúng quy định, lớp đầu tiên vẫn chưa chắc chắn, chưa có khả năng giữ bóng ổn định đã đổ tiếp lớp sau.
b, Khắc phục
- Trước khi đổ bê tông cần phải cố định bóng bằng những loại thép đạt chất lượng cao.
- Gia cố, kiểm tra kỹ các khuôn ván, vị trí bóng cẩn thận trước khi đổ bê tông.
- Tuân thủ nghiêm ngặt từng bước để chất lượng đạt mức cao nhất.
- Đợi lớp bê tông đầu tiên se lại, chắc chắn để giữ bóng thì mới đổ bê tông lần 2.
- Chú ý sử dụng phần ống bơm đúng quy định, đầm bê tông ở mức vừa phải, không quá non tay hay không quá già.
- Trong quá trình đổ bê tông nếu thấy hiện tượng đẩy nổi cần chọc thủng bóng và có thể nhồi bê tông vào vị trí quả bóng đó rồi đầm chặt tay.
2. Rỗ đáy
a, Nguyên nhân
- Độ sụt của bê tông cần đạt khoảng 16 ± 2cm. Trong quá trình đầm bê tông không thể lấp đầy hết các khe kẽ của chân bóng do bê tông khô tạo nên độ sụt quá thấp.
- Một vài vị trí không được lấp đầy bằng bê tông dẫn đến các lỗ rỗng do đầm bê tông không đầu hay không đủ tại những vị trí đó.
- Quá trình lắp đặt thép không đúng tiêu chuẩn khiến bê tông không thể chèn qua bóng và lấp đầy dẫn đến tình trạng rỗ đáy.
b, Khắc phục
– Thực hiện đúng các hướng dẫn theo quy trình chuẩn được các kỹ sư tư vấn.
– Lắp đặt đúng kỹ thuận các dây thép theo yêu cầu, quan trọng nhất là điều chỉnh khoảng cách giữa các thanh để bê tông có thể chèn qua.
– Đầm cẩn thận tất cả vị trí, cố gắng không để bỏ sót bất cứ vị trí nào.
– Sau khi dỡ cốp pha nếu thấy có xuất hiện các vết rỗ thì đục hết các hạt rỗ nhô lên. Rửa sạch toàn bộ bề mặt sau đó dùng bê tông mới lấp đầy vào các lỗ hổng và tập trung miết, đầm kỹ để tránh tình trạng lại tái diễn.
3. Nứt bê tông đáy sàn
Là một trong ba sự cố thường xảy ra khi đổ bê tông cho mặt sàn. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sàn về sau.
a, Nguyên nhân
- Sử dụng các loại phụ gia trong bê tông không đúng tiêu chuẩn.
- Tháo cốp pha quá sớm khi bê tông chưa đạt tới độ cứng cần thiết hoặc tháo cốp pha tầng dưới sớm khiến trọng tải của công trình cũng bị giảm đáng kể.
- Tỷ lệ cốt pha không đảm bảo, nước trộn không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến mất nước xi măng. Thời gian cung cấp bê tông bị gián đoạn hoặc không điều khiển được độ dày một cách đồng đều khiến bê tông bị phân tầng, khô và rạn nứt.
- Số lượng thép sử dụng trong quá trình thi công quá ít, vị trí đan quá thưa và không chắc chắn
- Quy trình bảo dưỡng không diễn ra đúng quy chuẩn cũng khiến bê tông bị nứt đáy.
b, Khắc phục
- Hạn chế sử dụng các loại hóa chất không đạt tiêu chuẩn hay các chất phụ gia giúp quá trình đông cứng nhanh.
- Khi trộn xi măng cần đảm bảo trộn với nước theo đúng yêu cầu, không quá khô cũng không quá cứng.
- Với các vết nứt có rộng từ 0.15mm ÷ 1,0mm, có thể dùng xi lanh lớn bơm với áp lực thấp, sau đó đưa keo Epoxy chảy ở dạng thẩm thấu chậm vào trong từng vết nứt để tiến hành lấp đầy.
- Các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5mm nên sử dụng máy bơm áp lực cao để đưa keo Epoxy vào. Sau đó, lấp đầy các vết nứt bằng loại keo này.
- Keo Epoxy là keo có tác dụng kết dính hai mặt nứt lại với nhau, giúp tăng khả năng chịu lực và chống oxy hóa. Loại keo này cũng ngăn rò rỉ nước và chống thấm rất tốt.
Hy vọng những thông tin hữu ích về sàn bóng qua những chia sẻ ở bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này. Nếu có nhu cầu tư vấn và muốn áp dụng sàn này cho công trình của bạn, hãy liên hệ ngay tới C-Box qua hotline 0396045398 để được đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm tư vấn cho bạn nhé.