Quy trình 9 bước thi công sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là loại sàn được cấu tạo từ một tấm bê tông cốt thép và được hỗ trợ trực tiếp bởi các cột hoặc đầu cột của bê tông. Chúng giúp tạo nên một tấm sàn phẳng không có hệ dầm và nhờ sự hỗ trợ trên chính các cột giúp giảm tải trọng được chuyển trực tiếp đến các cột. Hãy cùng C-box tìm hiểu các bước thi công sàn phẳng không dầm ngay sau đây để có được hiệu quả cao.

1. Công năng và ứng dụng của sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm giúp cung cấp bề mặt trơn và có độ khuếch tán ánh sáng tốt. Chúng có khả năng thi công dễ dàng và có tính kinh tế cao. Không những thế, sàn còn giúp công trình có khoảng không lớn và ngoại hình đẹp mắt. Vì vậy mà loại sàn này thường được sử dụng trong sàn đậu xe, khách sạn và trung tâm thương mại…

2. Quy trình thi công sàn phẳng không dầm

  • Bước 1: Gia công và lắp dựng cốp pha sàn theo bản vẽ thiết kế
  • Bước 2: Lắp đặt thép cho các loại dầm như dầm bo sàn xung quanh và các chi tiết chờ. Lắp đặt phần thép sàn lớp dưới, rải lớp thép gia cường lớp dưới và lắp đặt các con kê để đảm bảo chiều dày bê tông cho lớp bảo vệ theo thiết kế.
  • Bước 3: Lắp đặt hộp cốp pha và liên kết chúng bằng thanh nối ở giữa 2 hộp. Đặt hộp và cố định chúng theo bản vẽ thiết kế. Tiến hành buộc cố định phần thép gia cường và thép lớp dưới đã được đặt chờ ở trên vào các rãnh hộp theo thiết kế.
  • Bước 4: Gia công và lắp dựng thép lưới lớp trên, chống chọc thủng, thép chống cắt, thép mũ cột và các loại thép gia cường khác theo bản thiết kế.
  • Bước 5: Tiến hành đổ Bê tông lớp 1: khi phần bê tông của lớp 1 sẽ được đổ vào giữa khe của 2 hộp. Sau đó dùng đầm dùi đầm vừa đủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế để bê tông được chèn kín phần đáy hộp.
  • Bước 6: Khi lớp bê tông thứ nhất đã đủ se cứng để giữ được hộp và vẫn còn khả năng bám dính và có độ liên kết với lớp bê tông thứ 2 (độ sụt tầm 6-7cm), sẽ tiến hành đổ bê tông lớp thứ 2 hoàn thiện bề mặt sàn.
  • Bước 7: Bảo dưỡng bê tông đã đổ theo đúng yêu cầu về thời gian quy định
  • Bước 8: Khi kết cấu bê tông đã đủ cường độ yêu cầu thì tháo dỡ cốp pha
  • Bước 9: Vệ sinh sạch sẽ sàn sau khi tháo dỡ

3. Ưu và nhược điểm của sàn phẳng không dầm

  • Ưu điểm của tấm phẳng

– Giúp giảm thiểu chiều cao từ sàn đến sàn giúp cho chiều cao tòa nhà có thể được giảm bớt

– Tự động phun nước dễ dàng hơn

– Thời gian thi công nhanh chóng.

– Giúp gia tăng sức chống cắt của tấm sàn.

– Làm giảm mô men trong bản sàn bằng cách giảm nhịp thông thủy hoặc nhịp hiệu dụng.

  • Nhược điểm của tấm phẳng

– Không vượt được nhịp lớn

– Không phù hợp hỗ trợ các vách ngăn giòn (khối xây).

– Độ dày bản sàn thường cao hơn

Trên đây là những thông tin về sàn phẳng và cách thi công sàn phẳng không dầm đạt hiệu quả cao. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại sàn này cũng như cách thi công đúng kỹ thuật. Hãy liên hệ ngay tới hotline 0396 045 398 của C-Box để được các kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *