Những ưu và nhược điểm của sàn hộp bạn nên biết

Tại Việt Nam, sàn hộp là công nghệ thi công sàn hiện đại khá mới mẻ với nhiều lợi thế nổi bật hơn hẳn sàn bê tông truyền thống sử dụng cốt thép và đã được phổ biến trên thế giới từ rất lâu. Vậy ưu điểm nhược điểm sàn hộp là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Để hiểu rõ hơn những ưu điểm nhược điểm sàn hộp thì trước tiên phải hiểu được thế nào là sàn hộp và sàn hộp có kết cấu ra sao.
Sàn hộp là công nghệ được nghiên cứu, phát triển bởi những công ty xây dựng top đầu Châu u và phổ biến dần ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ các lợi ích vượt trội mà công nghệ sàn hộp cũng ngày được phổ biến hơn tại Việt Nam.

Kết cấu của sàn hộp

Kết cấu của sàn hộp từ những hộp nhựa rỗng ruột sản xuất từ nhựa tái chế được đặt cố định bên trong những lớp thép sàn. Sau hoàn tất quá trình đổ bê tông, những hộp nhựa này sẽ tạo thành khoảng rỗng ở trong bề mặt sàn giúp sàn giảm trọng lượng đáng kể. Sàn hộp sử dụng hệ dầm dọc và dầm ngang liên kết với cột để chịu lực khác với sàn bê tông cốt thép truyền thống, không sử dụng dầm chịu lực mà chịu lực nhờ sự liên kết trực tiếp theo 2 phương dọc và ngang với các đầu cột. Do đó, ưu điểm nhược điểm sàn hộp so với truyền thống sử dụng bê tông cốt thép cũng nổi bật hơn:

Ưu điểm của sàn hộp

  • Trọng lượng sàn giảm đáng kể: Sàn hộp có trọng lượng nhẹ hơn sàn bê tông cốt thép khoảng hơn 30 đến 35% nhờ kết cấu rỗng nên áp lực kết cấu móng và cột cũng giảm tải đáng kể.
  • Tiết kiệm được chi phí tổng nguyên vật liệu: so với sàn bê tông truyền thống thì chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm đi trung bình khoảng 20 – 30%. Đây là một trong những ưu điểm không thể bỏ qua khi nhắc đến ưu nhược điểm sàn hộp.
  • Tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian thi công: quá trình thi công từ coppha cho đến cốt thép và hộp nhựa diễn ra đơn giản hơn từ đó đẩy nhanh được tiến độ thi công giúp tiết kiệm được chi phí thi công, nhân lực đáng kể.
  • Tạo bề mặt sàn rộng phẳng, có độ vượt nhịp lớn: vì không sử dụng dầm nên sàn hộp có khả năng tạo về mặt rộng phẳng, độ vượt nhịp lớn với khẩu độ vượt lên từ 8 đến 20 mét.
  • Tăng thẩm mỹ cho công trình: Vì tạo được bề mặt sàn phẳng nên rất thuận tiện trong quá trình thiết kế và bố trí nội thất, công năng sử dụng cho toàn bộ công trình.
  • Bảo vệ môi trường: Vì được sản xuất từ nhựa tái chế nên thi công sàn hộp góp phần giúp giảm đi lượng rác thải nhựa, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường sống.

Nhược điểm của sàn hộp

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì công nghệ sàn hộp vẫn có những nhược điểm lớn như:

  • Rỗ đáy: Khi nhắc đến ưu nhược điểm sàn hộp thì nhược điểm rỗ đáy gây hưởng đến độ bền cũng như thẩm mỹ của sàn luôn được nhấn mạnh. Hiện tượng này xảy ra do bê tông không được chèn chặt vào mặt dưới của sàn trong quá trình đổ dẫn đến sàn bị rỗ đáy sau khi tháo cốp pha.
  • Đẩy nổi: Hiện tượng này xảy ra trong quá trình đổ bê tông do không cố định tốt các hộp nhựa. Điều này dẫn đến độ dày bề mặt sàn tăng đáng kể so với thiết kế dự tính ban đầu.

Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu biết hơn về những ưu nhược điểm sàn hộp từ đó có những quyết định và lựa chọn sản phẩm sàn hộp thông minh giúp hạn chế được tình trạng đẩy nổi và rỗ đáy trong quá trình đổ bê tông.
Sàn hộp là công nghệ thi công sàn hiện đại phù hợp với nhiều công trình có kiến trúc khác nhau, góp phần bảo vệ môi trường. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn và giải đáp thêm về công nghệ này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ ngay nhé! Đặc biệt, chúng tôi cũng có rất nhiều sản phẩm sàn hộp đạt tiêu chuẩn, được nhiều khách hàng và doanh nghiệp tin tưởng sử dụng hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *