Những rủi ro thường gặp khi làm sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng hay còn gọi là sàn không dầm, là loại sàn có độ vượt nhịp lớn giúp trần nhà phẳng, đẹp hơn. Dòng sản phẩm này đang trở thành một giải pháp phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho các dự án. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì khi thi công loại sàn này cũng có những nhược điểm. Hãy cùng C-Box tìm hiểu những rủi ro thường gặp khi làm sàn phẳng để có thể lưu ý và khắc phục nhé.

1. Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm hay sàn vượt nhịp lớn là loại sàn phẳng không dùng tới dầm giúp trần nhà phẳng, mịn đẹp và thẩm mỹ hơn. Loại sàn này có thể chịu lực theo một hoặc hai phương và được kê trực tiếp lên cột hoặc phần tường chịu lực.

Sàn phẳng không dầm giúp các tòa nhà có độ vượt nhịp lớn và tính ưu việt nhất của loại sàn phẳng này là có chiều dày không đổi tạo ra một mặt phẳng phía dưới của sàn. Tính năng nổi bật nhất của hệ sàn phẳng là có cấu tạo và thi công rất đơn giản, nhanh chóng. Sàn phẳng giúp cho tường hoặc vách ngăn có thể xây linh hoạt, đặc biệt có thể sử dụng trần mộc và không cần phải sử dụng đến trần giả.

2. Những rủi ro thường gặp khi làm sàn phẳng cần lưu ý

Mặc dù sàn phẳng không dầm mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm và hạn chế, gây rủi ro khi thi công công trình:

– Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông cần phải kiểm soát chất lượng của cốp pha, nếu không sẽ xảy ra xô lệch bóng hoặc tình trạng đẩy nổi của tấm sàn. Việc này sẽ khiến cho chiều dày sàn tăng lên so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông ở đỉnh quả bóng sẽ mỏng và gây tác động xấu lên kết cấu của công trình.

– Rỗ đáy: Một vài công trình mới sử dụng công nghệ sàn phẳng không dầm sẽ xuất hiện hiện tượng này. Khi tháo ván khuôn sẽ có một vài vị trí nhìn thấy đáy của quả bóng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng sàn.

– Việc tính toán và xây dựng phương án chịu lực cho sàn bê tông không dầm khá phức tạp. Đòi hỏi việc thiết cũng như kế kết cấu cần phải tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo được chất lượng sàn được tốt nhất. Do đó, quá trình thi công cần đến sự trợ giúp của các KTS có kiến thức chuyên môn cao.

Hiểu rõ hai nhược điểm lớn của sàn phẳng không dầm, đội ngũ kỹ sư của C-Box đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến trong quá trình thiết kế và thi công để khắc phục hoàn toàn hai vấn đề này. Cụ thể, phần đáy hộp được thiết kế với các chân đế có chiều cao từ 7-10 cm, tạo khoảng không giúp quá trình đầm dùi bê tông diễn ra thuận lợi hơn. Bên trong hộp còn có ống côn nhằm tăng khả năng chịu lực, giảm hiện tượng đẩy nổi khi đổ bê tông và tăng độ cứng của sàn sau khi hoàn thiện.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về sàn phẳng không dầm và những rủi ro thường gặp khi làm sàn phẳng để có thể ứng dụng và lưu ý cho công trình của mình. Để được tư vấn kỹ và chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay tới C-Box qua hotline 0396.045.398 để được giải đáp và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *