Những lưu ý trong tính toán thiết kế sàn Uboot

Thiết kế sàn Ubot được coi là bước quan trọng trong các bước thiết kế và tính toán ứng dụng cho giải pháp sàn phẳng không dầm. Khái niệm thì không hề mới, nhưng tính toán thiết kế giải pháp như thế nào là hiệu quả thì không phải kỹ sư nào cũng có thể làm được.
Trong phạm vi bài viết này, Cbox sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn Uboot để bạn tham khảo nhé.

Vì sao nói sàn Uboot là tiên phong cho giải pháp vật liệu công trình mới?

Nói sàn Uboot là giải pháp sàn phẳng không dầm đầu tiên được chuyển giao về Việt Nam, vượt qua hàng loạt các giải pháp vật liệu công nghệ khác trên thị trường. Bởi trong quá trình thiết kế và thi công thực tế, sản phẩm đã và đang khẳng định được vị thế rõ rệt của mình trên bản đồ xây dựng Việt Nam khi đã góp phần thành công không nhỏ trong nhiều loại hình quy mô Dự án khác nhau.

Tuy nhiên, để đánh giá được tính tối ưu của sản phẩm thì trước tiên cần tính toán thiết kế đảm về độ chính xác, độ an toàn và tính bền vững cho công trình. Được căn cứ vào các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về xây dựng.

Lưu Ý Khi Tính Toán Thiết Kế Sàn Uboot

Về nguyên lý thiết kế: Sàn Uboot hay còn gọi là sàn phẳng Uboot bản chất vẫn là sàn 2 phương, toàn khối, có các hệ dầm chìm đặt sát nhau làm tăng độ cứng của sàn.
Về quy trình thiết kế: Một số lưu ý khi về quy trình thiết kế sàn Uboot như sau:

1. Khai báo vật liệu:

Phải quy đổi chiều dày sàn rỗng sang sàn đặc để có thể đưa vào mô hình. Đồng thời quy đổi độ cứng và chiều dày sàn tương đương.

2. Hệ số tổ hợp, tổ hợp tải trọng

Dựng mô hình các cấu kiện cột, vách, dầm, sàn đặc như bình thường. Tuy nhiên, với vị trí sàn rỗng, cần khai báo riêng vật liệu với độ cứng quy đổi trên, và khai báo chiều dày của sàn đó theo chiều dày sàn tương đương.
Sàn phẳng Uboot được chuyển giao từ tập đoàn Daliform của Italia, việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được áp dụng tiêu chuẩn Eurocode. Nên khi thiết kế sàn phẳng Ubot cần áp dụng các hệ số tổ hợp theo đúng tiêu chuẩn Eurocode. Ví dụ: Hệ số 1.35 đối với tĩnh tải và 1.5 đối với hoạt tải…

3. Lỗ kỹ thuật

Khi thiết kế sàn phẳng Ubot không dầm đặc biệt lưu ý đến vị trí lỗ kỹ thuật, nhất là các vị trí xung quanh, sát mép cột. Cần tính toán chọc thủng đối với các vị trí cột và các cấu kiện như bê tông cốt thép thường. Đồng thời bố trí các dầm cao để tham gia chịu cắt và tính toán bố trí thép gia cường cho các lỗ mở này.
Với các ống kỹ thuật như ống gen điện ,loại ống đường kính nhỏ thì có thể đi vào trong sàn, với các ống có đường kính lớn từ D90 đổ lên LPC không khuyến khích đặt ống âm trong sàn do còn liên quan đến vận hành sửa chữa sau này .

4. Độ cứng và độ võng của sàn Uboot

Có thể nói, với tất cả các loại sàn phẳng thông thường như: sàn phẳng không dầm, sàn dự ứng lực, sàn bóng, sàn ô cờ,… độ cứng khi chịu tải trọng ngang đều sẽ giảm so với sàn đặc thông thường với cùng chiều dày. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, độ cứng này phải được kiểm tra đảm bảo trong giới hạn cho phép.
Đặc biệt độ võng của sàn PHẢI được được kiểm tra tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng nằm trong giới hạn cho phép. Tùy thuộc vào nhịp và tải trọng sẽ có tính toán kiểm tra độ võng cụ thể. Độ võng trong các báo cáo thông thường chỉ kiểm tra sơ bộ cho độ võng ngắn hạn (court-temps).

5. Tính toán thép gia cường

Tính toán quy đổi sàn Uboot

Sau khi lên xong mô hình kiểm tra sàn, lưu ý tính toán các khu vực cần gia cường, đường kính và số thanh thép gia cường phụ thuộc vào mô men khu vực cần gia cường. Thanh thép gia cường đặt theo chiều trên hình, dải hết khu vực cần gia cường với đường kính và khoảng cách vừa đủ. Tương tự với thép gia cường mô men âm, thép mũ cột.

Các giải pháp sàn phẳng không dầm được ứng dụng khá nhiều trong các dự án xây dựng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, khách hàng nên tìm kiếm những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế sàn phẳng Uboot để không có những rủi ro không đáng có cũng như đạt hiệu quả tối ưu cho công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *