Những điều cần lưu ý khi thiết kế thi công sàn phẳng

Thiết kế sàn phẳng được coi là bước quan trọng trong các bước thiết kế và tính toán ứng dụng cho giải pháp sàn phẳng không dầm. Tuy nhiên, việc tính toán thiết kế giải pháp như thế nào là hiệu quả thì không phải kỹ sư nào cũng có thể làm được.
Bài viết dưới đây là những lưu ý khi thiết kế thi công sàn phẳng mà Kỹ sư C-Box đã đúc kết từ những kinh nghiệm trong thực tế nhiều năm qua.

1. Khai báo vật liệu:

Đối với mô hình sàn phẳng bao gồm các lại sàn như Ubot, Nevo… được xem như hệ sàn nấm bao gồm sàn đặc tại mũ cột đóng vai trò nấm và phần còn lại là sàn rỗng. Sàn rỗng được thay bằng sàn đặc tương đương có cùng độ dày với sàn đặc ,nhưng có mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng giảm so với vật liệu bê tông. Bởi vậy, khai báo vatah liệu là yêu cầu tiên quyết khi tiến hành thiết kế thi công công trình. Việc thực hiện tính toán và quy đổi độ cứng, trọng lượng riêng bê tông tương đương để gán vật liệu cho sàn.

2. Hệ số tổ hợp, tổ hợp tải trọng

Khi thiết kế sàn phẳng Ubot cần áp dụng các hệ số tổ hợp theo đúng tiêu chuẩn Eurocode. Ví dụ: Hệ số 1.35 đối với tĩnh tải và 1.5 đối với hoạt tải…

3. Lỗ kỹ thuật

Cần đặc biệt lưu ý đến vị trí lỗ thông tầng, lỗ kỹ thuật, nhất là các vị trí xung quanh, sát mép cột. Đồng thời chú ý kiểm tra chống cắt, chống chọc thủng của sàn do sàn bị giảm yếu vì các lỗ kỹ thuật này. Bố trí các dầm cao để tham gia chịu cắt và tính toán bố trí thép gia cường cho các lỗ mở này.

4. Độ cứng của sàn

Có thể nói, với tất cả các loại sàn phẳng thông thường như: sàn phẳng không dầm, sàn ô cờ, sàn dự ứng lực, sàn bóng, … độ cứng khi chịu tải trọng ngang đều sẽ giảm so với sàn đặc thông thường với cùng chiều dày. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, độ cứng này phải được kiểm tra đảm bảo trong giới hạn cho phép.

5. Độ võng của sàn

Tùy thuộc vào nhịp và tải trọng, độ võng của sàn phải được được kiểm tra tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng nằm trong giới hạn cho phép một cách cụ thể. Độ võng trong các báo cáo cần tính toán và kiểm tra độ võng dài hạn và ngắn hạn

6. Tính toán thép gia cường

Sau khi lên xong mô hình kiểm tra sàn, lưu ý tính toán các khu vực cần gia cường, đường kính và số thanh thép gia cường phụ thuộc vào mô men khu vực cần gia cường. Thanh thép gia cường đặt theo chiều trên hình, dải hết khu vực cần gia cường với đường kính và khoảng cách vừa đủ. Tương tự với thép gia cường mô men âm, thép mũ cột.

Lưu ý với thép chống cắt, khu vực cần bố trí thép chống cắt, chiều dài thép chống cắt lấy theo khoảng cách từ mép mũ cột đến hết khu vực lực cắt khác màu. Đối với thép chống chọc thủng, cần lưu ý đến tiết diện cột, thép mũ cột tại mũ cột tính chọc thủng, giá trị lực chọc thủng. Kiểm tra các điều kiện. Thép chống chọc thủng phải được bố trí đều xung quanh cột, tránh bố trí đai vào khu vực chu vi giảm yếu.

Các giải pháp sàn phẳng không dầm được ứng dụng khá nhiều trong các dự án xây dựng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình thì việc lựa chọn những đơn vị thi công có uy tín và kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế thi công sàn phẳng để không có những rủi ro không đáng có cũng như đạt hiệu quả tối ưu cho công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *