Những điều cần biết về loại sàn không cần cấu trúc dầm

Ở Việt Nam, các phương pháp sàn dầm truyền thống khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên hiện nay các đơn vị thi công đã áp dụng nhiều công nghệ xây dựng hiện đại trên thế giới. Và nổi bật trong đó là loại sàn không cần cấu trúc dầm đã xuất hiện và là xu thế hiện nay.

1.Tìm hiểu về loại sàn không cần cấu trúc dầm

Sàn không cần cấu trúc dầm hay còn gọi là sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Và chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình trong quá trình khởi công xây dựng.
Đặc biệt với những vị trí mà việc sử dụng đổ bê tông không có quá nhiều tác dụng khi thi công thì việc sử dụng sàn không dầm sẽ có tác dụng vượt trội hơn hẳn giúp làm giảm trọng lượng của sàn mà vẫn chịu được tải trọng bằng hoặc lớn hơn so với sàn bê tông.

2. Kết cấu của sàn không cần cấu trúc dầm

Về cơ bản thì kết cấu của sàn không dầm sẽ giúp giảm đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công, bao gồm:
• Tấm lưới thép lưới cố dưới
• Hộp rỗng, khối xốp EPS
• Hệ thanh ziczac
• Tấm thép lưới cố định trên
• Các móc thép cố định
Tuy nhiên việc bố trí thép sàn không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, toàn chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

3. Ưu điểm của sàn không cần cấu trúc dầm

• Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm phải kể đến đầu tiên là vượt nhịp lớn tới 20m với có thời gian thi công ngắn và tốn ít nhân công chế tạo trong các khâu: lắp dựng cốp pha, gia công và lắp cốt thép, chạy cơ điện, hoàn thiện trần…
• Giảm được chiều cao tầng do giảm được chiều cao kết cấu sàn và do đó giảm được chiều cao công trình, đồng thời tăng được hiệu suất sử dụng đất.
• Tăng diện tích thông thuỷ, chiều cao sử dụng, tối ưu không gian kiến trúc, không hạn chế về vị trí xây tường ngăn, tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu
• Tiết kiệm vật liệu và năng lượng với khả năng chịu uốn, chống rung động rất
• Sàn có lõi xốp vật liệu thân thiện môi trường nên khả năng cách âm, cách nhiệt rất hiệu quả

4. Nhược điểm của sàn không dầm

Tuy là phương pháp thi công xây dựng mới hiện nay, nhưng xây dựng sàn không dầm cũng có một số hạn chế nhất định như:

Đẩy nổi
Đây là tình trạng tấm sàn bị đẩy nổi lên trong quá trình đổ bê tông do không kiểm soát được chất lượng của cốt pha gỗ khiến độ dày sàn sẽ lớn hơn so với thiết kế làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Do đó, cần kiểm soát kỹ chất lượng của cốp pha trong quá trình thiết kế thi công nhằm đảm bảo số lượng neo đúng tiêu chuẩn.

Rỗ đáy
Rỗ đáy xảy ra ldo trong quá trình thi bỏ bước đầm hoặc đầm qua loa, khiến quá trình tháo ván sẽ thấy hiện tượng các hốp sàn phẳng.
Để khắc phục tránh cho công trình bị rỗ đáy thì khi thi công nên chọn độ sụt của bê tông khoảng 16 là phù hợp.

5. Ứng dụng sàn không dầm

Hiện nay các mẫu sàn không dầm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và công trình xây dựng khác nhau như: Các trung tâm thương mại, nhà cao tầng, b ệnh viện, trường học, nhà phố…
C-Box được thành lập và hoạt động với nhiều kỹ sư kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình. Chúng tôi đã và đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, rất nhiều dự án, công trình đã triển khai thành công và luôn là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ.
Đặc biệt về lĩnh vực tư vấn thiết kế – thiết kế kết cấu; thi công xây dựng; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới phục vụ cho ngành xây dựng tiêu biểu là sàn không cần cấu trúc dầm. Nếu có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu nào thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *