Một số ưu nhược điểm của sàn phẳng Uboot

Sàn phẳng Uboot là một trong những giải pháp thi công trong xây dựng được áp dụng cho nhiều công trình khác nhau. Tuy nhiên có thể nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được cấu tạo cũng như những ưu nhược điểm khi sử dụng loại sàn này. Qua những nội dung dưới đây, C-Box sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về sàn phẳng Uboot để bạn có thể hiểu hơn và lựa chọn cho công trình của mình.

  1. Sàn uboot là gì?

Sàn Uboot hay còn gọi là sàn hộp Uboot, là một trong những công nghệ của sàn phẳng Châu Âu với nguyên lý dựa trên việc tiết giảm bê tông ở giữa của miền trung hòa, giúp giảm được bê tông và giảm được chi phí xây dựng. Sàn hộp nhựa Uboot là hộp định hình được tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene (PP). Chúng được sử dụng để làm sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn trong xây dựng.

Sàn Uboot thường có thể vượt được khẩu độ từ 8-16m. Với các khẩu độ lớn hơn 16m thì sàn Ubot có thể kết hợp với cáp dự ứng lực giúp đảm bảo chất lượng cũng như chi phí cho sàn.

  1. Cấu tạo của sàn phẳng Uboot

Chi tiết cấu tạo sàn phẳng Uboot như sau:

  • Hộp có 4 chân côn và có 1 chân côn ở giữa, trên mặt có gờ kê lớp thép bảo vệ
  • Sàn gồm các hộp nhựa kích thước (52x52xH) với chiều cao tùy biến theo khẩu độ và hoạt tải sử dụng.
  • Hộp Uboot có 2 dạng là hộp đơn và hộp đôi.
  • Giữa 2 lớp thép, cũng như các hộp rỗng Uboot được kẹp lại giúp tạo thành hệ thống dầm chữ L vuông góc với nhau. Và tùy theo từng đặc điểm của công trình sẽ có các loại thép gia cường giúp thiết kế và lắp đặt tương ứng.

Hộp Uboot được sử dụng để đặt vào bên trên và dưới lớp sàn bê tông. Việc này giúp cho sàn có khả năng vượt nhịp lớn, trọng lượng của sàn cũng được giảm lại. Lượng thép và bê tông trong sàn cũng được giảm đi nhằm tiết kiệm chi phí.

  1. Ưu điểm khi thi công sàn hộp Uboot

Sàn hộp Uboot khi xây dựng có những ưu điểm như sau:

  • Có khả năng chịu lực tốt: Sàn Uboot có khả năng chịu lực tốt, thích hợp cho các khu vực có tải trọng cao và có khả năng vượt nhịp lớn như trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga…
  • Khả năng chống nóng và cách âm tốt: Sàn được cấu tạo có khối không khí kín nên có khả năng cách âm tối đa, vì vậy hạn chế được âm bị truyền xuyên qua sàn.
  • Dễ dàng lắp đặt: Sàn tạo rỗng nhẹ và có thiết kế đơn giản, vì vậy việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn so với các loại sàn nhựa khác.
  • Dễ dàng bố trí và đi đường ống cơ điện: Bề mặt sàn uboot phẳng và dễ vệ sinh thuận tiện đi đường ống cơ điện
  • Có giá thành phải chăng: Sàn hộp nhựa tạo rỗng có giá thành phải chăng nhiều hơn so với các loại sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp.
  • Thời gian thi công nhanh chóng và sớm đưa vào sử dụng: do giảm được nhiều thép cũng như giảm phần ván khuôn dầm nên có khả năng thi công nhanh hơn sàn dầm truyền thống và tiết kiệm được thời gian 30%.
  1. Nhược điểm sàn Uboot

Việc lắp sàn hộp Uboot cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các nhà thầu cần phải lưu ý như:

  • Quá trình xây dựng cũng như lắp đặt sàn cần có sự kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra các rủi ro. Vì thế, nếu như được đầm kỹ thì bê tông bên trong hộp sẽ làm sàn nặng hơn. Chủ đầu tư cũng tốn rất nhiều chi phí cho việc đổ bê tông hơn.
  • Nếu đầm quá ít, phần bê tông cũng rất mỏng gây nên mặt sàn bị yếu hơn và không đáp ứng đủ lực. Nếu sàn dùng để làm trần sẽ dẫn đến các thiết bị dưới trần sẽ không thể treo lên được vì trần quá yếu.
  • Quá trình đổ bê tông cho sàn hộp Uboot cũng phải được thực hiện bởi những thợ có tay nghề cao và có kinh nghiệm. Vì thế, các nhà thầu cần phải lưu ý vấn đề này.

Sàn phẳng Uboot là một trong những loại sàn phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay. Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vấn kỹ hơn trước khi đưa ra lựa chọn, hãy liên hệ ngay tới C-Box để được hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *