Một số công nghệ sàn phẳng không dầm phổ biến nhất hiện nay

Là công nghệ thi công sàn nhẹ được ứng dụng và phát triển rộng rãi ở các nước châu u từ đầu thế kỷ XX, sàn phẳng không dầm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu với hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm thải được rác thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường sống. Công nghệ này đã được ứng dụng nhiều tại Việt Nam, dưới đây là một số công nghệ sàn phẳng không sử dụng dầm phổ biến nhất hiện nay.

1. Công nghệ sàn phẳng không dầm bóng nhựa

Sàn phẳng không dầm bóng nhựa là công nghệ sàn phẳng sử dụng những quả bóng nhựa rỗng ruột để tạo khoảng trống ở trong bề mặt sàn, đây là công nghệ sàn phẳng xuất hiện và phát triển sớm nhất trên thế giới. Sàn span, sàn Cobiax, sàn BubbleDeck là 3 loại sàn bóng nhựa phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ này có nhiều nhược điểm như bóng nhựa rất dễ biến dạng, khó thi công, do có hình cầu nên trong quá trình thi công bị đẩy nổi, bê tông có thể bị rạn nứt sau thi công và hoàn thiện.

2. Sàn phẳng không dầm lõi xốp

Sàn phẳng lõi xốp là không nghệ thi công sàn phẳng không dầm được nghiên cứu và phát triển bởi những kỹ sư người Việt dựa trên công nghệ của Châu Âu. Thay vì sử dụng hộp nhựa và bóng bằng những tấm xốp kích thước lớn để sàn giảm trọng lượng.

Sàn xốp TCD, sàn xốp Vro, sàn xốp Acif là những loai sàn xốp được sử dụng phổ biến. Tuy xốp là vật liệu có giá thành rẻ nhưng lại rất cồng kềnh nên chi phí vận chuyển lớn dẫn đến giá thành bị độn lên cao. Bên cạnh đó thì khi thi công xốp rất dễ bị vứt vỡ, độ bền kém dẫn đến chất lượng sàn cũng bị ảnh hưởng. Đây cũng là nhược điểm lớn của sàn xốp.

3. Sàn phẳng không dầm hộp nhựa

Là công nghệ được nghiên cứu, phát triển bởi những kỹ sư hàng đầu tại Ý, sàn phẳng không dầm hộp nhựa sử dụng những hộp nhựa rỗng sản xuất từ nhựa tái chế để tạo những khoảng trống trong sàn. Vì ra đời sau công nghệ sàn bóng nên những nhược điểm của sàn bóng đã khắc phục được rất nhiều. So với xốp thì độ cứng, khả năng chống cháy, khả năng chịu va đập của hộp nhựa PP tốt hơn rất nhiều nên sàn hộp nhựa cũng có chất lượng tốt hơn hẳn sàn xốp. Tuy nhiên, nếu sử dụng hộp nhựa kém chất lượng hoặc quá trình thi công không đúng kỹ thuật thì sàn xốp lại rất dễ bị rỗ đáy hoặc đẩy nổi.

So với sàn phẳng xốp và sàn phẳng bóng nhựa thì sàn hộp nhựa nhờ có kết cấu hiện đại và phù hợp hơn trong khi đó lại không chênh lệch nhiều về chi phí thi công. Thi công sàn hộp cũng khá đơn giản giúp tiết kiệm được chi phí nhân công khá nhiều và rút ngắn được tiến độ thi công. Bên cạnh đó, sử dụng sàn hộp còn tạo nên bề mặt sàn phẳng với khả khăng vượt nhịp từ 8 đến 15 mét phù hợp với phần lớn các công trình xây dựng.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều các công nghệ sàn phẳng được cung cấp bởi những doanh nghiệp khác nhau. Điểm chung của phần lớn những công nghệ này đều phát triển và đạo nhái theo tiêu chuẩn công nghệ sàn phẳng không dầm của châu u. Do đó, chất lượng công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể gặp phải các rủi ro về độ bền, nước bị thấm dột sau thi công.
Chính vì vậy, chủ đầu tư cần sáng suốt trong việc lựa chọn công nghệ sàn phẳng khắc phục được những nhược điểm mà sàn xốp, sàn bóng và sàn xốp gặp phải trong khi thi công.

Hy vọng, thông qua những chia sẻ về một số công nghệ sàn phẳng không dầm phổ biến nhất hiện nay ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn công nghệ sàn phẳng phù hợp cho công trình của mình. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được những tư vấn, chia sẻ miễn phí nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *