Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sàn phẳng sử dụng trong xây dựng và chắc hẳn bạn đã từng nghe đến sàn xốp Vro. Vậy loại sàn này có kết cấu như thế nào, và có những lợi ích gì, hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm nhược điểm của sàn xốp Vro để có thể lựa chọn ứng dụng vào công trình ngay dưới đây nhé!
1.Sàn xốp Vro là gì?
Sàn xốp Vro là một trong những loại sàn nhẹ có lõi rỗng sử dụng lõi xốp và được đặt trong miền trung hòa của bê tông để giúp giảm trọng lượng bê tông và giúp sàn vượt được khẩu độ lớn với tải trọng nhẹ… Hiện nay, sàn Vro là một trong những loại sàn không dầm được thi công và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công.
• Cấu tạo của sàn xốp Vro:
– Sàn xốp Vro sử dụng hộp xốp để tạo rỗng cho công trình. Chiều cao của sàn được thay đổi theo nhịp và tải trọng. Phần xốp sử dụng là xốp xây dựng có màu trắng, phía trên và dưới có thanh kê nhựa để đảm bảo con kê của thép lớp trên. Xốp có cấu tạo vuông có lỗ côn giữa để thăm bê tông khi đổ bê tông.
– Các hộp xốp Vro được kẹp bởi thanh thép lớp phía trên và dưới để tỳ phiến xốp giúp chúng không bị xộc xệch theo phương đứng khi đổ bê tông. Lưới thép xốp là thép lưới hàn kéo nguội và chúng không tham gia chịu lực vào trong.
– Hệ thanh thép zic zac được hàn trực tiếp vào hệ khung thép để giữ ổn định cho xốp khi đổ bê tông theo phương ngang
– Các phụ kiện đi kèm theo sàn xốp gồm có ty chống nổi khi đổ bê tông.
2. Ưu điểm nhược điểm sàn xốp Vro
• Ưu điểm của sàn vro
– Sàn Vro có tính thẩm mỹ cao, cho chiều cao thông thủy lớn và thi công một cách nhanh chóng, giúp cho không gian thông thoáng.
– Sàn xốp Vro có ưu điểm như sàn nhẹ nên vượt được nhịp lớn, có khả năng cách câm, cách nhiệt và giúp xây tường ngăn linh hoạt.
• Nhược điểm sàn vro
– Sàn xốp Vro do có cấu tạo dạng khối, và làm bằng xốp nên có độ cứng kém. Vì vậy phải làm đặc nên tốn chi phí vận chuyển kho bãi, tốn chi phí sản xuất lắp đặt và giá thành công nghệ tăng nhiều hơn.
– Quá trình thi công cần kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sàn.
3. Thiết kế sàn xốp Vro
Khi thiết kế sàn xốp Vro cần tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng. Hệ sàn Vro được mô phỏng giống như hệ sàn phẳng đặc có chiều dày tương đương và có độ cứng chống uốn, chịu cắt được tính toán quy đổi dựa trên tiết diện I của sàn xốp với tiết diện của sàn.
4. Cách thi công sàn xốp Vro
Sàn xốp Vro về cơ bản đều thi công giống các hệ sàn nhẹ khác. Quy trình thi công sàn như sau:
– Thi công phần ván khuôn sàn phẳng
– Thi công lớp thép dưới của sàn
– Rải lớp thép gia cường cho sàn xốp
– Vận chuyển, cẩu lắp và cố định miếng xốp vào vị trí.
– Cố định các hệ xốp lại với nhau bằng dây thép buộc
– Đặt lớp lưới thép trên sàn
– Đặt lớp lưới thép nấm cột
– Đi thép chống chọc thủng ở các đầu cột
– Thi công chống nổi cho sàn xốp
– Đổ bê tông sàn xốp làm hai lượt
Trên đây là những thông tin về cấu tạo và ưu điểm nhược điểm sàn xốp Vro mà bạn cần biết để lựa chọn thi công cho công trình của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với C-box để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.