Kinh nghiệm thiết kế và thi công sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là một trong những giải pháp thi công hiện đại có nhiều ưu điểm vượt trội. Có không ít nhà thầu cảm thấy bở ngỡ vì trực tiếp thi công loại sàn mới này. Trong bài viết này, C-Box sẽ điểm qua một số thắc mắc của bạn trong quá trình sử dụng và thiết kế thi công sàn phẳng để đảm bảo chất lượng nhất.

1. Sàn không dầm là gì?

Sàn dầm truyền thống như chúng ta đã biết được thi công rất rộng rãi và lâu đời tại Việt Nam. Qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều công trình cao tầng quy mô lớn xuất hiện và đòi hỏi thêm nhiều tính năng giải pháp trên mặt sàn bê tông cốt thép.

2. Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

a) Công tác lắp dựng

– Cần tuân thủ các yêu cầu về thiết kế và lắp dựng cốp pha để quá trình đổ bê tông diễn ra thuận lợi. Cần nghiệm thu quá trình lắp dựng này trước khi tiến hành đổ bê tông

b) Công tác tháo dỡ

– Chỉ được thực hiện sau khi kết cấu bê tông sàn đạt được cường độ để có thể chịu được tải trọng bản thân và các tải trọng trong quá trình thi công các kết cấu tiếp theo.
– Trong suốt quá trình tháo dỡ, không được gây ra va chạm mạnh, ứng suất đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông.

c) Thi công thép lớp dưới

– Tiến hành vận chuyển thép lên sàn và lắp đặt các thanh thép liên kết với nhau bằng dây thép. Sau đó buộc theo vị trí và quy cách của bản vẽ thiết kế.
– Cố định lớp bảo vệ thép bằng các con kê. Thường sử dụng con kê bê tông đúc sẵn định hình cường độ cao với ô lưới 1000x1000mm để đảm bảo phần thép sàn không bị xệ sát xuống sàn cốp pha.
– Phối hợp với các nhà thầu thi công điện, nước để đặt sẵn các chi tiết ngầm trong bê tông.
– Chú ý phân bố cốt thép để đảm bảo thép có chiều cao làm việc tối đa, nhằm tận dụng hết khả năng chịu lực của sàn và giúp giảm nứt do võng co ngót.

d) Thi công các loại thép tăng cường, thép mũ cột, chống cắt.

– Đặt thép tăng cường lớp dưới (buộc vào lưới thép lớp dưới).
– Đặt thép chống cắt vào các khe hộp theo bản vẽ thiết kế.
– Đặt thép tăng cường lớp trên lên các thanh nối chũng sẽ được buộc vào lưới thép lớp trên.

e) Thi công thép lớp trên.

– Đặt các thanh thép liên kết với nhau bằng dây thép và buộc theo vị trí, quy cách của bản vẽ thiết kế.
– Tiến hành đặt con kê tại các vị trí thép nằm trên hộp.
– Buộc các thanh cấu tạo lớp dưới vào lưới thép lớp trên, các thanh thép cấu tạo chữ C. Kê lưới thép mũ cột sau đó buộc cố định vào lưới lớp trên.
– Tăng cường thêm các thanh cấu tạo chữ C ở 4 góc hộp để neo hộp vào lưới thép, chống đẩy nổi khi đổ bê tông. Vị trí các lưới thép mũ cột cần được kê đúng vị trí nhằm đảm bảo độ cứng chịu lực tác động của người và các thiết bị khi thi công bê tông. Bổ sung dự trữ các thép cấu tạo để liên kết 2 lớp bê tông để đề phòng sự cố rủi ro do việc cấp bê tông chậm thời gian hay dừng chờ lớp 1 quá lâu gây tách lớp.
-Nếu không có chỉ dẫn khác của thiết kế thì tại dầm chìm thép lớp dưới, lớp trên, thép gia cường phải được liên kết với nhau bằng các đai đơn có khoảng cách lớn nhất là 30cm .

f) Kiểm soát đổ bê tông sàn không dầm

Tùy thuộc vào diện tích mặt bằng kết cấu sàn để chia ra các phân đoạn thi công. Việc đổ bê tông cũng sẽ tiến hành lần lượt từng phân đoạn.

g) Kiểm tra độ sụt bê tông

– Với bê tông trộn tại hiện trường thì cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên;
– Với bê tông trộn tại các trạm trộn bê tông cần kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông;
– Khi trộn bê tông trong điều kiện thời tiết và độ ẩm của vật liệu ổn định thì kiểm tra một lần trong một ca;
– Khi có sự thay đổi về chủng loại và độ ẩm của vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay từ mẻ trộn bê tông đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất một lần trong ca;
– Bê tông sau khi kiểm tra đảm bảo đạt độ sụt theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật thì được đổ vào các máy bơm tĩnh bê tông để bơm lên công trình.
– Quá trình bơm bê tông không tập trung chất đống bê tông vào một vị trí quá nhiều mà thường xuyên phải dàn chỉnh miệng vòi liên tục. Tránh trường hợp tải trọng quá lớn dễ gây sập giàn giáo cục bộ.

Trên đây là kinh nghiệm thi công sàn phẳng của C-Box mà các nhà thẩu cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng thi công cho công trình. Nếu bạn còn đều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *