Sàn vượt nhịp không dầm là một trong những sản phẩm của công nghệ mới được ứng dụng phổ biển hiện nay trong ngành xây dựng. Những ưu điểm mà loại sàn này mang lại như mở rộng diện tích, giúp tăng chiều cao thông thủy và đảm bảo được yếu tố về thẩm mỹ và phong thủy cho công trình xây dựng. Hãy cùng C-Box tìm hiểu cách thiết kế loại sàn này ngay sau đây nhé!
-
Cấu tạo của sàn vượt nhịp
Sàn vượt nhịp ngày nay hầu như đều sử dụng phương án kết cấu sàn phẳng không dầm. Đối với các công trình vượt nhịp thì đây là một lựa chọn hoàn hảo. Bởi ngoài yếu tố công nghệ giúp bỏ cột và có độ vượt nhịp lớn, sàn phẳng có chiều dày sàn mòng và có khả năng thay đổi công năng cũng như vị trí tường xây một cách linh hoạt.
Một số phương án bố trí kết cấu sàn phẳng vượt nhịp như:
- Sàn không có dầm chịu lực trên các dải sàn gồm: Dải sàn qua đầu cột, dải sàn ở vị trí giữa nhịp, chúng được ngăn cách bằng các khoảng L/4 và L/2 nhịp.
- Sàn đặc và có nấm hạ xuống để đảm bảo khả năng kháng thủng (chiều dày lớn hơn chiều dày sàn ở giữa)
Cách bố trí thép sàn vượt nhịp hộp nhựa điển hình:
- Lớp thép dưới chịu lực
- Lớp gia cường thép bên dưới đặt tại vùng mô men lớn
- Hộp nhựa, quả bóng nhựa hay xốp đặt lên trên lớp thép gia cường có khoảng bảo vệ > 2cm với lớp thép dưới.
- Lớp thép trên trải đều chịu co ngót nhiệt
- Lớp thép trên mô men âm tập trung ở phạm vi L/3 mỗi bên quanh mũ cột
- Thép gia cường ở góc lỗ mở
- Thép dầm chìm gia cường vị trí cầu thang
-
Kinh nghiệm khi thiết kế sàn vượt nhịp không dầm lớn
Khi thiết kế và thi công sàn vượt nhịp, cần áp dụng các giải pháp công nghệ mới. Do thiết kế bỏ cột ở giữa nên sàn và dầm sẽ gánh nhiều hơn khiến cho kích thước tiết diện và trọng lượng kết cấu kiện sẽ lớn. Điều này giúp làm tăng tải trọng xuống móng và làm gia tăng chi phí.
Sàn không dầm vượt nhịp bằng các sợ cáp hoạt động như các cầu dây văng treo sàn lên và giảm tác động của trọng lượng hay sàn hộp không dầm. Sử dụng hộp nhựa đặt vào giữa vùng bê tông không chịu lực giúp làm nhẹ sàn. Cả 2 loại sàn vượt nhịp này đều giúp tối ưu tải trọng sàn nhẹ, khả năng chịu lực tốt, thi công nhanh và cách âm, cách nhiệt tốt. Loại sàn này phù hợp với công trình nhà dân, biệt thự và các khách sạn trung tầng.
Nếu xét về hiệu quả chi phí sử dụng dụng và thẩm mỹ thì sàn phẳng là lựa chọn tối ưu nhất cho các dạng sàn vượt nhịp.
Khi tính toán sàn vượt nhịp không dầm cần xem xét kỹ các vấn đề trọng điểm sau:
- Lưới cột chỉ nên thiết kế từ 8-20m vì ngoài tầm đó kết cấu của bê tông không còn làm việc đàn hồi.
- Lựa chọn sàn công nghệ cho công trình.
- Kiểm tra độ võng của sàn để sau này không gây ảnh hưởng tới các vật liệu hoàn thiện.
- Kiểm tra thép chọc thủng sàn và cần thiết phải hạ nấm đầu cột xuống để đảm bảo an toàn cho công trình.
- Kiểm tra các dầm biên và cột, đặc biệt là các cột biên có mô men không cân bằng cũng như dầm biên bị xoắn nhiều. Cần phải tăng dầm biên để đủ độ cứng cho sàn.
Qua những kinh nghiệm thiết kế sàn vượt nhịp không dầm trên, hy vọng bạn đã có thêm tư liệu để thiết kế và lựa chọn loại sàn phù hợp với công trình của mình. Để được biết thêm thông tin chi tiết, hãy gọi ngay tới hotline của C-Box 0396 045 398 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.