Sàn xốp là một trong những loại sàn rỗng được sử dụng giúp làm nhẹ sàn và giảm chi phí xây dựng. Nguyên lý hoạt động của loại sàn này chính là giảm bớt một phần bê tông trong miền trung hòa của sàn thông qua việc sử dụng các vật liệu xốp bên trong. Cách này làm giảm trọng lượng của sàn cũng như đảm bảo độ cứng và khả năng chịu lực của sàn mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hãy cùng tham khảo cách hướng dẫn thi công sàn xốp ngay sau đây nhé!
-
Đặc điểm của sàn xốp
- Trọng lượng nhẹ: Sàn xốp giúp làm giảm tải trọng bên trong phần khung và móng nhà. Quá trình đổ các khối xốp cũng sẽ không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông hay các hoạt tải. Ngoài ra, kết cấu sàn phẳng còn có ưu điểm vượt nhịp lớn, có không gian kiến trúc thông thoáng giúp làm giảm độ dày của hệ thống sàn cũng như giảm tải trọng so với sàn thông thường.
- Khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt: Các công trình nhà ở sử dụng công nghệ sàn phẳng xốp rỗng sẽ giảm được lượng nhiệt cho công trình. Từ đó làm giảm đáng kể chi phí cho việc sử dụng điều hòa không khí.
- Tiết kiệm chi phí vật liệu cũng như thời gian thi công: Việc sử dụng các khối xốp tạo rỗng giúp thay thế phần lớn các vật liệu bê tông khác nhau. Vậy nên việc sử dụng sàn khối xốp sẽ có giá thành thấp hơn đáng kể. Việc thi công loại sàn này sẽ tiết kiệm được các chi phí bê tông, cốp pha, cốt thép, nhân công, kỹ thuật,… Ngoài ra, sử dụng công nghệ này còn tối ưu được hiệu quả kinh tế khác như: giúp tăng số lượng tầng, tăng chiều cao thông thủy, tiết kiệm chi phí lưu kho cũng như vận chuyển,… Nhờ vậy, mà quá trình thi công sàn phẳng xốp được ứng dụng nhiều trong các công trình thực tế như bãi đỗ xe, văn phòng, khách sạn, bệnh viện…Đồng thời, sàn xốp cũng giúp đẩy nhanh tiến độ của nhân công, giúp rút ngắn tiến độ thi công công trình.
- Kỹ thuật đơn giản, dễ thi công: Sản phẩm này không yêu cầu độ chảy cao, chúng được thiết kế để thi công các kết cấu phức tạp như cốt thép dày đặc, kết cấu hình vòm, các kết cấu không thể đầm trực tiếp, hay những kết cấu cần có bề mặt hoàn thiện đẹp và giảm được số lượng nhân công.
- Khả năng cách âm tốt: Chúng có khả năng cách âm cực tốt, đây được xem là một trong những giải pháp tối ưu cho các công trình có yêu cầu cao về việc cách âm, chống ồn.
- Khả năng chống thấm cao: Kết cấu của khối xốp giúp chống nước, tạo thành hệ thống tổ ong, điều này ngăn sự thẩm thấu của nước.
- Chống rung tốt: Sự kết hợp giữa bê tông và sàn khối xốp giúp làm giảm trọng lượng so với sàn bê tông truyền thống. Ngoài ra, sàn xốp cũng có khả năng kháng lại sức rung từ đất cũng như các loại xe lớn chạy trên đường truyền lực vào nhà. Với đặc tính bền, độ ổn định cao, dễ tạo hình, và chịu được rung, cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt mà sàn khối xốp có thể dùng để xây dựng nhà ở những vị trí có nền đất yếu.
- Có độ bền cao: Sàn khối xốp là vật liệu có thể chịu được thời tiết nắng nóng và sự thay đổi thời tiết thất thường như ở Việt Nam.
- Thân thiện môi trường: Các khối xốp được làm từ vật liệu đơn giản nên dễ dàng thi công hơn so với các vật liệu từ gạch đá, hay xi măng…Điều này giúp giảm bớt đi một phần gánh nặng cho môi trường.
-
Cách thi công sàn xốp giúp tiết kiệm chi phí
Bước 1: Thi công ván khuôn cho sàn phẳng.
Bước 2: Rải lớp thép lớp dưới cho sàn.
Bước 3: Rải thép gia cường cho sàn xốp.
Bước 4: Vận chuyển, cẩu lắp và cố định các miếng xốp vào vị trí.
Bước 5: Sử dụng hệ dây thép để buộc các hệ xốp lại với nhau.
Bước 6: Đặt lưới thép lớp trên sàn.
Bước 7: Đặt hệ lưới thép nấm cột.
Bước 8: Đi thép chống chọc thủng đầu cột cho sàn.
Bước 9: Thi công chống nổi cho sàn xốp.
Bước 10: Đổ bê tông sàn xốp hai lượt.
Trên đây là những đặc điểm cũng như cách thi công sàn xốp giúp tiết kiệm chi phí xây dựng một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho công trình. Để được biết thêm thông tin và tư vấn kỹ hơn, hãy gọi ngay tới hotline 0396 045 398 của C-Box để được hỗ trợ.