Thi công sàn xốp trong xây dựng thực tế có nhiều ưu điểm vượt trội đã và đang là một trong những lựa chọn ưu tiên cho nhiều công trình hiện nay. Vậy sàn xốp là gì? Giải pháp thi công sàn xốp vượt nhịp hiện đại và tiết kiệm nhất? Hãy cùng Cbox giải đáp trong bài viết sau đây nhé!
1. Sàn xốp là gì?
Sàn xốp còn có cách gọi khác là sàn phẳng vượt nhịp lõi xốp, là một loại sàn bê tông cốt thép sử dụng xốp EPS để tạo khối rỗng bên trong. Nguyên lý của loại sàn này là rút bớt phần bê tông miền trung hòa nhằm làm nhẹ sàn và giảm được nhiều chi phí. Các khối xốp hình trụ đặc, chắc chắn được xếp xen kẽ với nhau và liên kết bằng cốt thép. Sau đó, bê tông được đổ vào các khoang trống giữa các khối xốp để tạo thành mặt sàn phẳng chịu lực và vượt nhịp lớn.
Cấu tạo sàn phẳng không dầm lõi xốp bao gồm khối xốp, cốt thép, bê tông và thanh ziczac.
• Khối xốp: Có dạng hình trụ đặc, chắc chắn với 2 chỏm hình cầu phía trên và phía dưới. Trên mỗi chỏm có 2 khe hình chữ thập có tác dụng định vị các khối xốp, tạo ra các dầm ô cờ theo mong muốn. Kích thước và mật độ của khối xốp sẽ phụ thuộc vào nhịp sàn, tải trọng và yêu cầu thiết kế.
• Cốt thép: Thép được đặt bên trên và bên dưới các khối xốp
• Bê tông: Bê tông có tác dụng bảo vệ lớp cốt thép, chịu lực nén cho sàn và chống cháy, được đổ lên trên toàn bộ diện tích sàn, bao phủ các khối xốp và lớp cốt thép. Độ dày của lớp bê tông sẽ phụ thuộc vào tải trọng, nhịp sàn và yêu cầu thiết kế.
• Thanh ziczac: Thanh ziczac có tác dụng giữ ổn định cho sàn theo phương ngang, được đặt giữa hai lớp thép trên và dưới, nối liền các dầm ô cờ, giúp sàn chịu được các lực ngang như gió, động đất.
2. Ưu nhược điểm sàn xốp vượt nhịp
Sàn xốp là loại vật liệu thi công có nhiều ưu điểm như nhanh gọn, trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt,… Tuy nhiên, sàn phẳng lõi xốp cũng có một số hạn chế nên chủ đầu tư khi quyết định lựa chọn vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp với công trình.
2.1 Ưu điểm
• Trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng cho công trình và tiết kiệm vật liệu thi công.
• Thi công nhanh chóng nhờ vào cấu tạo đơn giản và các phụ kiện đi kèm hỗ trợ.
• Chịu lực tốt nhờ vào sự kết hợp giữa lõi xốp, bê tông và lưới thép.
• Cách âm, cách nhiệt tốt, giúp tạo sự thoải mái cho không gian sử dụng.
• Có khả năng chống thấm, chịu nước tốt, phù hợp với những khu vực ẩm ướt.
• Chống rung tốt, kháng lại sức rung từ đất cũng như tác động từ các xe lớn chạy trên đường truyền lực vào trong nhà.
• Thân thiện với môi trường do được làm từ vật liệu tái chế.
• Tiết kiệm chi phí vật liệu thay vì phải sử dụng bê tông, cốt thép, nhân công, cốp pha,…
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, sàn xốp vẫn tồn tại một số hạn chế như:
• Yêu cầu kỹ thuật thi công cao đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật cao và đội ngũ thi công chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng.
• Độ bền không cao so với các loại sàn truyền thống khác, nên dễ bị xuống cấp theo thời gian.
3. Ứng dụng sàn xốp trong thi công xây dựng
Sàn xốp được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, bao gồm:
• Nhà ở dân dụng, đặc biệt là nhà phố, biệt thự, nhà cao tầng.
• Công trình công cộng như trung tâm thương mại, trường học, nhà xưởng, kho hàng, , cầu đường…
Tuy nhiên, khi ứng dụng sàn xốp, cần lưu ý đến khả năng chịu tải của loại sàn này. Việc bảo trì thường xuyên và kiểm tra định kỳ cũng rất quan trọng để đảm bảo sàn xốp luôn trong tình trạng tốt và an toàn cho người sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng sàn xốp:
• Cần lựa chọn loại sàn xốp phù hợp với tải trọng và yêu cầu sử dụng của công trình.
• Cần bảo quản khối xốp đúng cách để tránh bị hư hỏng do vận chuyển.
• Thi công sàn xốp theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình.
Với những thông tin chi tiết được trình bày trong bài viết này, hy vọng bạn đã có được cái nhìn toàn diện về giải pháp thi công sàn xốp vượt nhịp và có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như ngân sách, mục đích sử dụng, yêu cầu kỹ thuật,… để lựa chọn sàn phẳng không dầm phù hợp nhất.