Sàn không dầm là một trong những phương pháp thi công sàn nhà tiên tiến đang được ứng dụng phổ biến hiện nay bởi tính linh hoạt trong thi công đa công trình, được cải tiến từ sàn dầm truyền thống.
Vậy công năng sàn phẳng không dầm so với sàn dầm truyền thống như thế nào? Kết cấu dầm sàn của chúng gồm những gì? Bài viết dưới đây, Cbox sẽ trả lời cho bạn những điều còn thắc mắc ngay nhé!
Sàn không dầm là gì? Khác biệt gì so với sàn dầm?
Trong thi công xây dựng các công trình, khi tiến hành thi công sàn nhà sẽ có hai loại phương pháp được sử dụng dầm sàn là: Sàn dầm có dầm và sàn không dầm.
Với phương pháp sàn dầm là một trong những phương pháp truyền thống được liên kết trực tiếp với các hệ cột trụ đỡ của công trình, và được thực hiện bởi các thanh ngang và dọc được dầm ở phía dưới sàn.
Còn sàn dầm hay còn gọi sàn phẳng không dầm là một trong những phương pháp cải tiến từ sàn không dầm, khi thi công không cần sử dụng đến các thanh ngang, dọc. Thay vào đó chúng sử dụng các loại hộp nhựa hoặc những quả bóng tái chế đặc biệt nhằm thay phần bê tông chịu lực.
Công năng sàn phẳng không dầm so với sàn dầm truyền thống
Đổ bê tông sàn truyền thống
Sàn phẳng không dầm là bước tiến mới tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực xây dựng, và loại sàn này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong các dự án xây dựng nhà ở dân sinh. Sản phẩm này có khả năng liên kết trực tiếp với các trụ cột, giúp tận dụng tối đa không gian bên trong các tòa nhà. Từ đó giúp tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại sàn truyền thống.
Ngoài ra, một số khu vực trên sàn có thể được thiết kế để sử dụng bê tông, trong khi các phần khác có thể thay thế bằng những giải pháp khác nhằm giảm trọng lượng của sàn, như sử dụng sàn phẳng Ubot được làm từ nhựa tái chế. Những chi tiết này giúp giảm tải trọng dồn lên sàn, nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực cần thiết. Không chỉ giúp tối ưu hóa không gian, mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng bê tông sử dụng, giảm khả năng gây tác động xấu đối với môi trường.
Sàn Phẳng Không Dầm Chịu Lực Như Thế Nào?
Những nguyên lý để sàn phẳng không dầm có thể chịu lực mà không cần sử dụng các thanh dầm truyền thống:
– Phân phối tải trọng đều đặn: Sàn phẳng không dầm được thiết kế để phân phối tải trọng đều đặn trên toàn bề mặt. Việc sử dụng hộp Ubot giúp đảm bảo rằng không có điểm nào trên sàn nhận tải trọng quá mức, và tất cả các khu vực trên sàn đều chịu lực một cách hiệu quả.
– Vật liệu chịu lực tốt: Sàn phẳng không dầm thường được xây dựng từ vật liệu như bê tông cốt thép, có đặc tính chịu nén và độ căng vượt trội. Các vật liệu này giúp sàn có khả năng chịu tải trọng cao mà không cần sử dụng các dầm ngang.
– Sử dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến: Các công nghệ, phương pháp thiết kế hiện đại giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực của sàn phẳng không dầm. Các tính năng cấu trúc chịu lực được tích hợp để đảm bảo tính ổn định cũng như tính an toàn của sàn.
Với việc loại bỏ quy trình xây dựng các dầm truyền thống, sàn phẳng không dầm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình thi công, làm tăng hiệu suất, giảm chi phí xây dựng. Bởi vậy hiện nay, sàn phẳng không dầm là đại diện cho sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thiết kế sáng tạo và bền vững trong ngành này.