Cách tính toán sàn phẳng không dầm trong xây dựng

Chắc hẳn khi bắt tay vào xây dựng công trình với sàn phẳng không dầm sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi thi công loại sàn này. Chúng có những ưu điểm gì, cách thi công và tính toán sàn phẳng không dầm ra sao để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng C-Box tìm hiểu về loại sàn này cũng như cách tính toán sao cho hiệu quả nhé!

1. Tìm hiểu thông tin về sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là loại sàn bê tông phẳng, không cần đến các thanh dầm ngang dọc. Chúng liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình, vì vậy mà nó sở hữu khá nhiều ưu thế về các đặc tính kỹ thuật.
Ngày nay, sàn không dầm được sử dụng khá phổ biến giúp thay thế cho các loại sàn dầm truyền thống giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thi công cho các công trình. Với các sản phẩm bằng vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao.

2. Cách tính toán sàn phẳng không dầm trong các công trình xây dựng

Hiện nay, việc tính toán sàn không dầm cho nhiều công trình tại Việt Nam vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn và hạn chế. Ở thời điểm hiện tại, ngành xây dựng vẫn phải phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các vật liệu từ nước ngoài.

Về nguyên lý thiết kế là sàn phẳng làm việc 2 phương, toàn khối. Sàn làm việc theo hai phương có các hệ dầm chìm đặt sát nhau làm tăng độ cứng của sàn.

Về quy trình thiết kế: Kỹ sư thiết kế cần phải quy đổi chiều dày sàn rỗng sang sàn đặc để có thể đưa vào mô hình. Khi dựng mô hình, các bạn mô hình các cấu kiện cột, vách, dầm, sàn đặc như bình thường. Với vị trí sàn rỗng, phải khai báo riêng vật liệu với độ cứng quy đổi trên, và khai báo chiều dày của sàn đó theo chiều dày sàn tương đương. Sau khi mô hình, cần tính toán các cấu kiện như bê tông cốt thép thường. Lưu ý, cần tính toán chọc thủng đối với các vị trí cột.

3. Cấu tạo của sàn dầm bê tông

Sàn bê tông không dầm sở hữu khá nhiều tính năng ưu việt bởi nó là kết quả của sự kết hợp các đặc tính hình học cũng như các phần vật liệu rỗng và lưới thép. Phần lưới thép có nhiệm vụ phân bổ và định vị các vật liệu tái chế ở những vị trí chính xác. Còn các phần vật liệu tái chế sẽ giúp định dạng lưới thép và định hình thể tích lỗ rỗng.
Hệ thống của kết cấu sàn không dầm không nhất thiết phải có tường hay dầm. Và một tấm sàn không dầm hoàn chỉnh có thể tựa lên các cột toàn khối hay lên các cột lắp ghép. Độ ổn định của sàn không dầm có tính toàn khối sẽ có ưu điểm vượt trội, tính cách lửa cao, cách nhiệt và cách âm tốt, và chịu được những tác động của thời tiết.

Trên đây là một số thông tin về sàn không dầm và cách tính toán sàn phẳng không dầm hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng công trình một cách hiệu quả hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay tới hotline của C-Box 0396 045 398 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *