Sàn phẳng không dầm là một trong những giải pháp xây dựng mới, được ứng dụng trong các công trình tại Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên việc thiết kế sàn phẳng làm sao để mang lại hiệu quả cao, cũng như đạt tiêu chuẩn thi công lại là điều mà rất nhiều chủ đầu tư và các nhà thầu quan tâm. Hãy cùng C-Box tìm hiểu kỹ hơn thông tin để hiểu hơn về loại sàn này để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho công trình.
1.Tìm hiểu về sàn phẳng không dầm
Đây là loại sàn được thiết kế nhờ việc sử dụng các thanh dầm ngang và dầm dọc được đặt để đỡ phía dưới công trinh khi thi công. Chúng cũng được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình. Chúng giúp thay thế cho cách đổ bê tông truyền thống bằng cách giảm trọng lượng của sàn qua việc sử dụng các hộp nhựa tái chế, khối xốp hay những quả bóng nhựa.
Hiện nay, phương pháp sàn này được yêu thích và áp dụng rất nhiều cho các công trình xây dựng giúp thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
2. Cách thiết kế sàn phẳng không dầm
Tương tự như sàn truyền thống, thì sàn phẳng không dầm có cách thiết kế với quy trình 8 bước như sau:
– Bước 1: Lắp dựng cốp pha cho sàn phẳng
– Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới cho sàn
– Bước 3: Thi công lắp đặt các hộp nhựa, bóng vào sàn
– Bước 4: Lắp đặt thép sàn lớp trên cho sàn
– Bước 5: Thi công chống nổi cho sàn
– Bước 6: Thi công phần điện nước cho sàn
– Bước 7: Đổ bê tông
– Bước 8: Bảo dưỡng bê tông và tháo cốp pha
3. Kết cấu của sàn phẳng không dầm
– Tấm lưới thép cố định bên dưới
– Các hộp nhựa rỗng, bóng nhựa hay khối xốp EPS
– Hệ thống thanh ziczac
– Hệ thống tấm thép lưới cố định phía trên
– Các móc thép cố định cho sàn
Bản chất của sàn phẳng không dầm là giúp giảm được lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công sàn. Tuy vậy, kết cấu gồm các lớp trên cũng như việc bố trí thép sàn giúp bề mặt sàn có sự liên kết tốt hơn, tạo được sự chắc chắn và an toàn cũng như giúp tiết kiệm vật liệu khi thi công sàn.
4. Độ dày thực tế của sàn
Mỗi công trình sẽ có sự chênh lệnh về độ dày bởi khi xây dựng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện. Chúng phụ phuộc vào một vài yếu tố như: tải trọng, chiều cao, kích thước và các khoảng cách nhịp của công trình. Vì vậy mà các đơn vị thi công sẽ lựa chọn cách thiết kế sàn không dầm phù hợp nhất với công trình của mình.
Độ dày của sàn thường có kích thước 180mm, 230mm, 280mm. Còn với một số công trình đặc thù sẽ có độ dày: 340mm, 390mm, 450mm để đảm bảo an toàn.
Hy vọng qua những thông tin về sàn phẳng không dầm ở trên bạn sẽ lựa chọn được cách thiết kế sàn phẳng phù hợp nhất với công trình của mình để mang lại hiệu quả như mong muốn. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị có thể giúp bạn an tâm trong việc thi công công trình của mình, hãy liên hệ ngay với C-Box qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá.