Cách thiết kế sàn hộp công nghệ cho công trình xây dựng

Đối với các công trình xây dựng, cấu trúc sàn có vai trò quan trọng quyết định đến độ bền cũng như thẩm mỹ của công trình. Vì vậy, bên cạnh các loại sàn như sàn không dầm, sàn phẳng… thì sàn hộp công nghệ vượt nhịp lớn là một trong những loại sàn rất được ưu chuộng. Hãy cùng C-Box tìm hiểu các thông tin về loại sàn này qua những thông tin sau đây.

1.Sàn hộp vượt nhịp là gì?

Sàn hộp vượt nhịp là loại sàn được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc… Đây được coi là phương pháp thi công xây dựng còn khá mới ở Việt Nam. Sự ra đời của loại sàn vượt nhịp tạo nên sự đột phá trong ngành xây dựng giúp thay thế các loại sàn truyền thống.

Sàn dạng hộp nhựa vượt nhịp được sản xuất theo công nghệ tiên tiến hiện đại, chúng được tái chế từ các chất liệu nhựa Polypropylene, giúp trung hòa sàn bê tông và làm giảm trọng lượng của sàn. Loại sàn này không dùng đến dầm ngang hay dầm dọc mà thay vào đó chúng được liên kết trực tiếp với cột trụ đỡ của công trình.

2. Thiết kế của sàn hộp công nghệ vượt nhịp

Sàn hộp nhựa công nghệ được thiết kế gồm 3 bộ phận chính:

Bê tông:

Với thành phần chính là bê tông, có tác dụng chịu lực chính. Chúng có khả năng chịu nén và đảm bảo được độ võng cho kết cấu của sàn và có các đặc điểm sau:
+ Bê tông của sàn hộp nhựa công nghệ sẽ từ 6m trở lên với yêu cầu bắt buộc phải sử dụng loại bê tông có mác từ 300 – 350 để có thể giảm độ võng cho sàn.
+ Cốt liệu của bên trong bê tông phải có kích thước lớn nhất là 2cm. Mục đích giúp đảm bảo đầm dùi cho bê tông ở dưới lớp sàn.
+ Độ sụt khi đổ bê tông lớp dưới phải đạt 17+-2 để đảm bảo độ dẻo dai cho đầm dùi.

Cốt thép:

Nhằm giúp chịu lực kéo cho sàn và đảm bảo cho sàn không bị nứt. Vì vậy cốt thép là một thành phần quan trọng và chúng các đặc điểm sau:
+ Cốt thép thường sử dụng ở cường độ CB400 – CB500 giúp tăng cường độ chịu kéo để chống nứt sàn.
+ Ngoài sử dụng thép lớp dưới còn cần đến sự hỗ trợ của cốt liệu trong sàn.
+ Bổ sung thêm loại thép mô men âm lớp trên của sàn và thép C để chống chọc thủng cho đầu cột.

Hộp nhựa:

Hộp nhựa tạo rỗng đóng vai trò chịu tải trọng lớn trong quá trình thi công sàn. Vì vậy, hộp nhựa cần đạt yêu cầu đề độ cứng, cũng như chịu va đập tốt. Kích thước của hộp thường sử dụng là 50cm x 50cm và độ cao dao động từ 10 – 28cm. Phần chân của hộp sẽ tạo một bề mặt của dàn nên sẽ có chiều cao từ 6 – 9cm để đảm bảo việc khoan và treo dễ dàng hơn.

3. Ưu nhược điểm khi sử dụng sàn hộp vượt nhịp

Ưu điểm:

+ Sàn giúp tiết kiệm thời gian thi công công trình nhanh chóng.
+ Tiết kiệm được nhiều chi phí về nguyên vật liệu và nhân công
+ Sàn hộp nhựa có độ bền cao
+ Được làm từ vật liệu tái chế và có thể tái sử dụng nên thân thiện, bảo vệ môi trường
+ Có khă năng cách âm, cách nhiệt tốt

Nhược điểm:

Trong suốt quá trình thực hiện đổ bê tông cho sàn, các quy trình cần được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi số lượng đầm dùi sẽ lớn hơn so với sàn dầm truyền thống. Và nếu không tuân thủ đúng các bước sẽ dẫn đến tình trạng đẩy nổi hoặc rỗ đáy.

Trên đây là một số thông tin về sàn hộp công nghệ mà C-Box đã cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn lựa chọn được loại sàn phù hợp. Để được biết thêm chi tiết và tư vấn kỹ hơn. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *