Cách thi công thép sàn phẳng đúng tiêu chuẩn

Thép sàn là gì? Nguyên tắc bố trí thép sàn phẳng như thế nào? Là câu hỏi của rất nhiều người khi thi công công trình. Bài viết dưới đây, C-Box sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về loại sàn này và cách thi công đúng tiêu chuẩn. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

1. Thép sàn là gì?

Thép sàn là một lớp kết cấu có khả năng chịu được tải trọng trực tiếp kết hợp với phần dầm và cột làm phần đỡ. Bộ phận dầm này sẽ truyền tải trọng đến cho cột và cột cũng truyền tải trọng xuống phần móng của công trình. Do vậy, thép sàn giữ vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng. Chúng mang lại hiệu quả cao trong quá trình thi công, vì vậy khi thi công cần phải xác định rõ cách bố trí sao cho phù hợp.

2. Nguyên tắc bố trí thép sàn phẳng

Bố trí thép sàn đúng nguyên tắc sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của sàn trên cùng một tiết diện thép, cùng khoảng cách đan thép. Nếu bố trí thép không tối ưu sẽ làm giảm bớt khả năng làm việc của sàn. Vì vậy, để sàn làm việc được tốt nhất chúng ta nên bố trí thép theo nguyên tắc sau:

  • Thanh thép của sàn chịu lực chính được bố trí với chiều cao làm việc tối đa (tối đa h0). Chiều cao làm việc h0 của sàn được tính khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến phần trọng tâm của thanh thép chịu kéo.
  • Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ thép sàn tối ưu là 15mm và không được nhỏ hơn tiết diện thanh thép (D thép).
  • Thép sàn cần được neo vào dầm đúng tiêu chuẩn: thép phải tròn trơn và phải được uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên đủ chiều dài neo 30D và thép có vằn lớp dưới neo 20D thép.

3. Cách bố trí thép sàn phẳng

• Bố trí thép sàn 2 phương

Sàn làm việc 2 phương hay được gọi là sàn kê 4 cạnh có hệ số là l2/l1 ≤ 2. Được hiểu là phần chiều dài của ô sàn không >2 lần chiều rộng của ô sàn đó (ô sàn là diện tích sàn được đỡ bao quanh bởi các thanh dầm). Chúng có cách bố trí như sau:
+ Thép sàn lớp dưới: Thanh phương ngắn được đặt lên phía trước. Tiếp đến là thanh thép theo phương dài và sau đó đan thành một vỉ dây kẽm (gọi là 1 lớp thép sàn).
+ Thép sàn lớp trên: Thép phương dài sẽ được trải lên phía trước. Tiếp đến là các thanh thép phương ngắn và chúng đan thành lớp thép bên trên.

• Bố trí thép sàn 1 phương

Sàn làm việc 1 phương sẽ có hệ số l2/l1 > 2, chúng được bố trí theo các nguyên tắc sau đây:
+ Thép sàn 1 phương lớp dưới: Phần thanh thép ngắn sẽ được đặt trước, sau đó là các thanh thép dài hơn sẽ đặt sau và bố trí theo cấu tạo.
+ Thép sàn 1 phương lớp trên: Thanh thép dài sẽ được đặt trước và thanh thép ngắn đặt trên.

Như vậy qua bài viết trên, C-box đã giúp bạn hiểu thêm về thép sàn phẳng là gì? Cách bố trí chúng ra sao trong quá trình thi công. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu. Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn cách thi công loại sàn này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *