Hướng dẫn cách thi công sàn Utc đúng kỹ thuật

Sàn Utc là giải pháp sàn nhẹ và không có dầm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng tại Việt Nam. Sàn hộp nhựa Utc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Hãy cùng C-Box tìm hiểu cách thi công sàn hộp Utc đúng tiêu chuẩn để có thể hiểu rõ hơn về công nghệ sàn hiện đại này nhé.

1. Các bước thi công sàn Utc

• Bước 1 lắp đặt cốp pha sàn Utc: tiến hành vận chuyển và lắp đặt hệ thống cốp pha sàn theo như bản vẽ thiết kế
• Bước 2 thi công thép lớp dưới: tiến hành lắp đặt thép sàn lớp dưới và hệ thép dầm tại vị trí các thanh dầm bo xung quanh sàn. Sau đó bổ sung thêm con kê bê tông bên dưới lớp thép sàn để đảm bảo được chiều dày của bê tông lớp dưới đúng theo thiết kế.
• Bước 3 lắp đặt hộp nhựa Utc: vận chuyển và lắp đặt hộp Utc theo đúng kỹ thuật đã được chuyển giao. Liên kết các hộp và lắp đặt thêm lớp thép gia cường để giúp cố định vị trí của hộp Utc.
• Bước 4 thi công lớp thép trên: gia công và lắp đặt thép sàn lớp trên, thép mũ cột, thép chống chọc thủng, thép chống cắt, và các loại thép gia cường khác. Sau khi hoàn tất các bước, tiến hành kiểm tra và vệ sinh toàn bộ sàn trước khi đổ bê tông.
• Bước 5 đổ bê tông lần 1: sử dụng xe bơm ngang và có cần bơm dài để quá trình đổ bê tông tươi được thuận lợi hơn. Đổ ngập phần bê tông vào giữa khoảng cách các hộp sao cho có thể phủ kín ½ chiều cao của hộp. Sau đó sử dụng đầm dùi để đầm bê tông lấp đầy phía đáy hộp và cách chân hộp từ 3-5cm.
• Bước 6 đổ bê tông lần 2: sau khi lớp bê tông thứ nhất se lại (khoảng 45 – 60 phút tùy thời tiết) tiến hành đổ bê tông lần thứ hai. Ưu tiên đổ trực tiếp lên trên hộp để hạn chế tình trạng đẩy nổi. Sau đó cán phẳng và hoàn thiện bề mặt sàn sau khi lớp bê tông đã đạt được độ dày tiêu chuẩn và được quy định trong bản thiết kế.
• Bước 7 bảo dưỡng sàn Utc: bảo dưỡng bê tông hằng ngày theo đúng quy chuẩn để đảm bảo cho quá trình thủy hóa bê tông diễn ra một cách thuận lợi.
• Bước 8 tháo dỡ cốp pha sàn: khi kết cấu sàn đã đảm bảo được cường độ theo yêu cầu, thể tiến hành tháo dỡ cốp pha để tiến hành kiểm tra chất lượng sàn.
• Bước 9 kiểm tra: tiến hành vệ sinh bề mặt cho sàn và kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao lại cho khách hàng.

2. Một số điểu cần lưu ý khi thi công sàn Utc

Trong quá trình thi công sàn hộp Utc, đơn vị thi công cần lưu ý và cần tuân thủ các điểm sau để đảm bảo chất lượng cho công trình:
• Cần tuân thủ tuyệt đối cách thi công sàn Utc được kỹ sư hướng dẫn và chuyển giao.
• Hộp nhựa Utc có thể chịu được tải trọng tốt lên tới 100kg, phần giữa hộp có khả năng chịu lực kém nhất còn phần chân hộp chịu lực tốt nhất. Do vậy, khi di chuyển trên các hộp nhựa Utc cần phải di chuyển cẩn thận và đúng kỹ thuật để không làm nứt hay vỡ hộp.
• Trước khi đổ bê tông sử dụng thêm thép C để liên kết hai lớp thép sàn với nhau nhằm cố định hộp và giúp hạn chế tình trạng đẩy nổi cho sàn trong quá trình đổ bê tông.
• Nếu sử dụng bơm cần thì bê tông tươi cần đảm bảo độ sụt trong khoảng 16 +/-2 cm. Còn nếu sử dụng bơm ngang thì bê tông tươi cần đảm bảo độ sụt 18 +/-2 cm để đảm bảo trong quá trình đầm dùi được diễn ra thuận lợi.
• Trước khi đổ bê tông, cần tiến hành kiểm tra kỹ cốp pha cũng như các vị trí khớp nối sàn để đảm bảo sự chắc chắn và kín khít trước khi đổ.
• Hộp nhựa Utc có độ bền rất cao, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển hộp vẫn phải cẩn thận nâng hạ nhẹ nhàng, tránh quăng quật hay va đập. Nếu được lưu kho tại công trường, cần được phủ bạt chống nóng để bảo quản trong thời gian không quá 60 ngày.

Trên đây cách thi công sàn Utc đúng kỹ thuật. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về công nghệ thi công loại sàn nhẹ độc đáo này. Nếu có nhu cầu thi công hay muốn tìm hiểu thêm về công nghệ sàn hộp UTC, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Mục nhập này đã được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *