Kinh nghiệm thi công sàn phẳng mang lại hiệu quả cao

Sàn phẳng là gì? Chúng có những ưu điểm vượt trội nào và cần thi công sàn phẳng như nào để mang lại hiệu quả. Hãy cùng C-Box tham khảo ngay những thông tin dưới đây để được giải đáp những thắc mắc nhé.

1. Sàn phẳng là gì?

Sàn phẳng được định nghĩa là sàn bê tông cốt thép hai phương toàn khối mà không cần sử dụng đến dầm cao. Toàn bộ tải trọng có tác dụng lên sàn được truyền trực tiếp qua cột (không qua dầm). Sàn phẳng có thể chịu được tác động của thép chọc thủng, và với các tải trọng lớn chúng cần phải bổ sung thêm nấm gọi chung là sàn nấm.

2. Cách thi công sàn phẳng đạt hiệu quả cao

Thi công sàn phẳng/ rỗng có thể thi công thành hai phương pháp :
• Sàn rỗng đúc sẵn tiền chế: Phương pháp này thường được sử dụng ở châu u, nơi mà có các cơ sở hạ tầng, nhà máy, và có điều kiện vận chuyển tốt, có giá thành vật liệu rẻ hơn nhân công. Sàn rỗng thường được đúc sẵn trước một phần ở nhà máy (thường là đúc lớp dưới kết hợp với bóng hộp) sau đó mới đưa đến công trường để đổ toàn khối phần còn lại. Loại sàn rỗng này có ưu điểm là: dễ dàng kiểm soát phần bê tông lớp dưới, giảm ván khuôn đáy cần sử dụng, nhưng bên cách đó chúng lại có những nhược điểm: là tốn chi phí vận chuyển, và cần khắc phục khả năng chống thấm một cách hiệu quả.
• Sàn rỗng đổ tại chỗ: Đối với phương pháp này, toàn bộ hệ lưới thép lớp dưới, cấu kiện tạo rỗng và lưới thép lớp trên được hoàn thiện lắp đặt ở hiện trường. Sau đó, tiến hành đổ bê tông và để đảm bảo bê tông lớp dưới, tiến hành đổ pha 1 tới giữa sàn để đầm dùi mặt dưới rồi mới tiến hành đổ pha 2 để hoàn thiện cho sàn.

3. Ưu nhược điểm của sàn phẳng

• Ưu điểm:
Có thể linh hoạt trong bố trí công năng và chia phòng
+ Tường xây có thể bố trí ở bất cứ đâu trên sàn mà không cần dầm đỡ
+ Cung cấp được nhiều kiểu bố trí phòng cho củ đầu tư
+ Có thể dùng trực tiếp sàn trần phẳng mà không cần sử dụng đến thạch cao
– Thi công, lắp ghép thép đơn giản: Thép sàn sử dụng toàn thép thẳng và không cần bẻ uốn nên thi công đơn giản và nhanh.
– Lắp đặt ván khuôn nhanh chóng và ít công đoạn: Sàn phẳng chỉ sử dụng tấm ván khuôn trải phẳng và không cần cắt xẻ nhiều như sàn dầm.
– Giúp tăng giảm chiều cao thông thủy do không cần sử dụng đến dầm nên chiều cao sàn có thể tăng lên hoặc giảm đi, giảm được khoảng 10% số lượng cột cũng như giảm được tải trọng cho móng.
– Sàn có tiến độ thi công nhanh chóng do tối ưu lắp đặt thép và ván khuôn.
– Sử dụng các lưới thép hàn nên có thể đẩy nhanh tiến độ thi công.
– Lắp đặt hệ thống ME một cách đơn giản, đi thẳng không gãy khúc nên giảm được chi phí.

• Nhược điểm:
– Chiều dài vượt nhịp nếu so với sàn đặc (không sử dụng công nghệ) sẽ bị hạn chế không có khả năng vượt nhịp lớn.
– Chiều dày của sàn lớn hơn so với sàn dầm.
– Nếu không sử dụng công nghệ thì sàn sẽ nặng và tốn kém chi phí.

Trên đây là những thông tin về sàn phẳng và cách thi công sàn phẳng để đạt được hiệu quả cao. Hy vọng bạn sẽ hiểu và ứng dụng chúng một cách tốt nhất. Nếu có điều gì thắc mắc và cần được giải đáp, hãy gọi ngay cho C-box qua hotline 0396.045.398 để được tư vấn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *