Sàn Nevo được coi là phương pháp thi công hàng đầu trong xây dựng hiện nay. Bởi loại sàn phẳng này giúp tối ưu về chi phí, và mang đến sự an toàn cũng như thẩm mỹ cao. Hiện nay, loại sàn này được giới chuyên gia đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, hãy cùng C-Box tìm hiểu những ưu điểm nhược điểm của sàn phẳng không dầm Nevo để có những cách thi công hiệu quả nhé.
1. Chức năng của sàn Nevo trong xây dựng
Sàn Nevo có chức năng giúp thay thế sàn dầm truyền thống thông thường và giúp giảm khoảng 60% tải trọng lên phần thân sàn giúp chúng bền và có khả năng kháng chấn cao hơn. Ngoài ra, khi sử dụng sàn Nevo còn giúp giảm khối lượng vật tư phải sử dụng, giảm đến 15% thép, và 30 % khối lượng bê tông cần sử dụng cho công trình, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà thầu và chủ đầu tư.
2. Ưu điểm, nhược điểm của sàn phẳng không dầm Nevo
• Ưu điểm:
– Tối ưu không gian sử dụng: Sàn Nevo giúp tối ưu hóa được diện tích sử dụng của công trình. Do sàn không có các dầm chịu lực như sàn truyền thống giúp cho không gian trở nên thoáng hơn nên có thể sử dụng và thiết kế nội thất linh hoạt hơn.
– Tiết kiệm chi phí xây dựng: Việc loại bỏ các dầm chịu lực đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự sử dụng vật liệu và nhân công thực hiện. Nhờ vậy mà giúp giảm chi phí xây dựng tổng thể và tiết kiệm được thời gian thi công.
– Thi công nhanh chóng: Sàn phẳng không dầm Nevo thi công nhanh hơn so với các loại sàn truyền thống, chúng có thể được hoàn thiện một cách hiệu quả trong thời gian ngắn.
– Linh hoạt trong thiết kế và sử dụng: Sàn phẳng Nevo giúp linh hoạt trong việc thiết kế và sử dụng không gian. Các công trình có thể được mở rộng hoặc thay đổi hay tái sử dụng dễ dàng do tính linh hoạt của sàn phẳng không dầm.
• Nhược điểm và hạn chế:
– Đòi hỏi kỹ thuật cao và thiết kế chính xác: Nếu không thực hiện đúng chuẩn quy trình thi công và thiết kế sàn, có thể gây ra những vấn đề về độ bền và độ an toàn của sàn. Việc tiến hành các bước phân tích kỹ thuật và mô phỏng sẽ tốn nhiều thời gian và tài nguyên
– Rỗ đáy: Quá trình đổ lớp bê tông đầu tiên, nếu độ sụt bê tông không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và công tác thực hiện đầm dùi không thực hiện đúng kỹ thuật, thì việc chèn kín bê tông phần đáy hộp có thể dẫn đến thiếu sót. Và kết quả sàn có thể xảy ra hiện tượng rỗ đáy, tức là phần đáy của hộp nhựa sẽ hiện ra phía dưới sàn do lớp bê tông phần đáy quá mỏng, gây mất thẩm mỹ cho sàn.
– Đẩy nổi: Hiện tượng này có thể xảy ra nếu không tuân thủ đúng, đủ các bước thi công theo hướng dẫn. Đây là kết quả của lực đẩy Archimedes do cốp pha của sàn không được kiểm soát tốt, gây nên tình trạng đẩy nổi tấm sàn và làm tăng độ dày của sàn so với thiết kế lúc ban đầu.
Trên đây là những ưu điểm, nhược điểm của sàn phẳng không dầm mà bạn cần lưu ý để quá trình thi công công trình của mình được hoàn thiện hơn, tránh được những lỗi kỹ thuật gây ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của sàn phẳng Nevo. Nếu bạn cần được tư vấn thiết kế và thi công loại sàn phẳng phù hợp. Hãy gọi ngay cho C-Box qua hotline 0396 045 398 để được tư vấn và hướng dẫn.