Hướng dẫn cách thi công sàn xốp đảm bảo chất lượng

Sàn xốp hay còn gọi là sàn không dầm lõi xốp có nhiều ưu điểm trong xây dựng. Loại sàn này đã được kiểm chứng như: khả năng mở rộng không gian, khả năng chịu lực, cách âm và cách nhiệt tốt, giảm khối lượng hoàn thiện, có độ vượt nhịp lớn…Vậy thi công sàn xốp có khó không? Hãy cùng C-Box tham khảo cách thi công sàn xốp cùng những thông tin về loại sàn này nhé.

1.Sàn không dầm lõi xốp là gì?

Sàn không dầm lõi xốp là phương pháp xây dựng sử dụng những miếng xốp lớn kết hợp cùng bê tông và sắt thép giúp cho sàn phẳng mịn hơn (không bị vướng dầm), tạo ra không gian lớn. Việc ứng dựng loại sàn này vào thi công sẽ giúp cho các công trình có được một không gian rộng lớn, thời gian thi công nhanh hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

• Cấu tạo của sàn không dầm lõi xốp

Sàn được tạo ra từ các khối xốp chống cháy EPS có hình dạng khối vuông được định vị một cách chắc chắn bằng các khung thép không gian. Sau khi được đổ bê tông chúng sẽ tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I, giao thoa với hai lớp sàn trên và dưới có khả năng chịu lực thông qua hệ thanh ziczac hình sin sau đó được nối hai lớp thép trên dưới với nhau.

• Ưu điểm của sàn không dầm lõi xốp

– Sàn lõi xốp giúp tối ưu không gian kiến trúc.
– Giúp giảm chiều cao cho từng tầng, tiết kiệm vật liệu và năng lượng.
– Tăng được số tầng mong muốn, tăng hệ số sử dụng của đất, tăng hiệu quả sử dụng công trình
– Sàn có độ vượt nhịp lớn tới 20m
– Cốp pha có cấu tạo đơn giản, thi công nhanh chóng và gọn gàng
– Giảm được khối lượng công tác hiện trường
– Tăng khả năng chịu lực cho sàn
– Sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường
– Không cần trần giả nhưng vẫn có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt
– Giảm khối lượng vật liệu hoàn thiện

• Nhược điểm của sàn phẳng lõi xốp

– Chưa có nhiều người hiểu sâu sắc về kết cấu sàn lõi xốp, vậy nên nhiều nhà thầu thiết kế, thực hiện thi công, giám sát chưa đủ chuyên môn và kinh nghiệm nên chưa thể đảm bảo chất lượng công trình. Vì vậy cần có kỹ thuật giám sát và hướng dẫn trong suốt quá trình thi công.
– Chi phí nhân công còn thấp vì vậy nhiều chủ đầu tư chưa chú trọng tiết kiệm nhân lực và thời gian thi công bằng việc tiết kiệm các vật liệu.
– Nhiều chủ đầu tư vẫn ngại áp dụng cái mới của người sử dụng trong nước.

2. Hướng dẫn cách thi công sàn xốp VRO

Quy trình thi công của loại sàn này cũng tương tự như cách thi công sàn dầm truyền thống, gồm có 8 bước như sau:

• Bước 1: Lắp dựng coppa sàn phẳng
• Bước 2: Rải thép lớp dưới và dầm biên có đai
• Bước 3: Lắp các moudel S-Vro Panel theo đúng vị trí thiết kế
• Bước 4: Liên kết các moudel S-Vro Panel mặt dưới và mặt trên
• Bước 5: Lắp đặt thép mũ cột, thi công chống nổi, chống bềnh cho sàn
• Bước 6: Thi công phần điện nước
• Bước 7: Thực hiện công tác đổ bê tông
• Bước 8: Bảo dưỡng sàn bê tông

Trên đây là một số thông tin và hướng dẫn cách thi công sàn xốp đảm bảo chất lượng mang đến hiệu quả cao. Nếu bạn đang muốn tham khảo để ứng dụng loại sàn này cho công trình của mình. Hãy liên hệ ngay với C-Box để được hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *