Sàn bê tông siêu nhẹ là biện pháp thi công sàn bằng bê tông siêu nhẹ giúp giảm tải trọng và thi công nhanh chóng. Đồng thời kết cấu của sàn bê tông vẫn giữ được sự ổn định và có khả năng chịu lực cao. Giải pháp sàn này áp dụng cho cả sàn bê tông trong nhà và ngoài trời. Với tuổi thọ bền vững vĩnh cửu với công trình, độ bền tốt. Sàn bê tông nhẹ đã mang lại nhiều hiệu quả cao trong xây và lắp ghép nhà, đặc biệt là nhà khung thép. Giải pháp này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm thiểu chi phí so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về sàn ngay sau đây nhé!
1. Sàn bê tông nhẹ lắp ghép là gì?
Đây là giải pháp sử dụng những tấm bê tông nhẹ được đúc sẵn để lắp ghép. Tấm sàn này có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều lần so với sàn bê tông cốt thép. Chúng có ngầm liên kết và được lắp ghép trên hệ dầm đà chịu lực..
Sàn bê tông nhẹ giúp giảm tải trọng lên kết cấu, có thể thi công nhanh chóng. Đặc biệt có thể sử dụng ở các khu vực có nền móng yếu, dùng cho các công trình nâng tầng, cải tạo nhà cũ…
2. Đặc điểm của sàn bê tông siêu nhẹ
Các tấm sàn bê tông nhẹ được lắp ghép và sản xuất từ bê tông chưng khí áp.. Đây được coi là giải pháp thông minh và tối ưu về chất lượng của xây nhà lắp ghép hiện nay. Có thể sử dụng tấm bê tông làm sàn, làm tường bao vách ngăn để có khả năng chịu lực tốt, chống va đập cao. Đặc biệt là sàn bê tông nhẹ còn có khả năng chống cháy, chống nóng, cách âm và cách nhiệt ưu việt mà bê tông khí chưng áp mang lại trên thế giới.
Với việc đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ hàng đầu từ CHLB Đức. Hiện nay, tấm panel ALC đang cho thấy sự vượt trội trong hạng mục sàn lắp ghép. Được coi là vật liệu đồng nhất từ bê tông khí chưng áp AAC. Đây là một trong những loại bê tông siêu nhẹ nổi tiếng với trọng lượng nhẹ nhất, có khả năng cách nhiệt cách âm hiệu quả và chống cháy khủng nhất.
Trong công nghệ sàn bê tông siêu nhẹ bằng tấm panel ALC: lưới cốt thép hai lớp sẽ được bảo vệ chống ăn mòn giúp tăng khả năng chịu uốn của sàn panel lắp ghép. Nếu như bê tông cốt thép được coi là luôn đứng đầu cho mọi kết cấu.
3. Lưu ý khi thi công sàn bê tông siêu nhẹ
Trọng lượng của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà chỉ bằng 1/5 so với trọng lượng của sàn bê tông truyền thống. Bởi vậy, cách thức thi công của sàn siêu nhẹ so với sàn truyền thống cũng hoàn toàn không giống nhau.
Nếu như thi công sàn bê tông truyền thống, công nhân phải trải qua khá nhiều công đoạn như ghép cốt pha; trộn và nhào bê tông; đổ bê tông vào cốt pha… kéo dài thời gian thi công cả tháng trời vì đợi khô mới có thể dỡ cốt pha một cách dễ dàng; Thì đối với sàn bê tông siêu nhẹ, cách thức thi công khá đơn giản. Thợ thi công chỉ cần làm hệ thống dầm bê tông dự ứng lực, và sau đó ghép, lắp các tấm gạch block lên hệ thống dầm, sau đó tiến hành đan lưới thép bảo vệ lên phía trên. Cuối cùng là đổ lớp vữa láng lên bề mặt để hoàn thiện.
Tuy nhiên, trước khi thi công sàn bê tông siêu nhẹ, các kỹ sư cần phải lưu ý tiến hành khảo sát tình hình và tính toán đo đạc diện tích sàn cần làm để lên phương án thiết kế thi công. Do kết cấu của sàn bê tông siêu nhẹ nên các kỹ sư cần phải quan tâm đến các vấn đề như: độ sụt lún, độ cứng, độ phân tầng, kết cấu móng, trần nội thất và ngoại thất. Nếu cần thiết cần phải kết hợp gia tải để đảm bảo chất lượng.
Sau khi làm xong trần nhà cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm của sàn bê tông siêu nhẹ được sử dụng trong xây dựng mà lại nhiều hiệu quả cho các công trình. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp sàn phù hợp và hiệu quả với công trình của mình. Hãy liên hệ ngay với C-Box để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.