Xu hướng lựa chọn sử dụng các tấm bê tông siêu nhẹ cho các công trình xây dựng đang ngày càng phổ biến. Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này, C-Box sẽ chia sẻ đến bạn cách đổ bê tông sàn bê tông siêu nhẹ trong xây dựng. Hãy cùng theo dõi ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1. Tấm bê tông siêu nhẹ là gì?
Tấm bê tông siêu nhẹ là sản phẩm được thiết kế có dạng tấm và có kích thước lớn với thành phần chính là bê tông và được kết hợp với những phụ gia tạo bọt khí hay hạt xốp giúp tấm bê tông giảm được trọng lượng đáng kể.
Ở giữa của tấm bê tông sẽ có lưới cốt thép được đan xen cứng chắc, giúp tăng khả năng chịu lực dù là khi sử dụng theo phương nằm ngang hay thẳng đứng.
Tại các công trình xây dựng, chúng được lắp ghép lại với nhau giúp lấp đầy những khoảng không gian như tường bao, sàn, trần, mái, hay vách ngăn.
2. Cách đổ bê tông sàn bê tông siêu nhẹ trong xây dựng
2.1. Quá trình sản xuất bê tông siêu nhẹ gồm các công đoạn sau:
- Nguyên vật liệu đầu vào:
Các nguyên liệu cần thiết cho quá trình hình thành sản phẩm sẽ được nhập về xưởng và bố trí lưu trữ theo từng khu vực khác nhau.
– Nguyên liệu chính gồm có xi măng xá hoặc xi măng siêu mịn.
– Cát mịn hoặc tro bay là thành phần không thể thiếu, tốt nhất nên dùng cát vàng sạch mịn, nhưng nếu không có thì có thể thay thế bằng cát trắng mịn hoặc bụi tro bay.
– Vôi hoặc thạch cao giúp tăng độ cứng và chắc chắn cho tấm bê tông sau khi tạo nên thành phẩm
– Để tăng độ chắc cho khối bê tông có thể sử dụng bột nhôm
– Nước sạch dùng để tạo dung môi cho hỗn hợp khi pha trộn bê tông
– Phụ gia tạo bọt khí hoặc hạt xốp EPS giúp khối bê tông có trọng lượng nhẹ và kích thước lớn.
– Phần cốt thép đan thành lưới đặt ở giữa tấm bê tông để giúp tăng khả năng chịu lực.
- Phối hợp nguyên liệu tạo hỗn hợp bê tông siêu nhẹ:
Tùy theo loại bê tông siêu nhẹ mà có thành phần nguyên liệu và công thức pha trộn khác nhau:
Tấm bê tông khí chưng áp gồm có xi măng, vôi / thạch cao, cát mịn/ tro bay, bột nhôm, nước, phụ gia tạo bọt khí
Tấm bê tông bọt khí sẽ gồm: xi măng, nước và bọt khí được tạo ra từ máy tạo bọt, cát mịn / tro bay.
Tấm bê tông hạt xốp gồm có: xi măng, cát mịn / tro bay, nước và hạt xốp
- Đổ vào khuôn có sẵn cốt thép:
Tấm bê tông sẽ được đóng khung để vận chuyển đến địa điểm thi công
Cốt thép được đan dạng lưới và được để sẵn trong khuôn, có thể là 1 lớp hoặc 2 lớp tùy theo tiêu chuẩn thiết kế.
Sau đó, dây chuyền sản xuất bê tông siêu nhẹ sẽ đổ hỗn hợp bê tông đã trộn cùng bọt khí hay hạt xốp vào khuôn, chúng bao phủ toàn bộ lưới cốt thép và nâng cao độ chịu lực cho thành phẩm tấm bê tông.
- Cắt tấm bê tông siêu nhẹ:
Khi hỗn hợp bê tông có độ kết đông vừa phải, dây chuyền sẽ đưa khối bê tông qua máy cắt để cắt những tấm bê tông đều nhau theo kích thước tiêu chuẩn, hoặc kích thước yêu cầu đã được cài đặt sẵn.
- Đông cứng tấm bê tông:
Các tấm bê tông sau khi được cắt sẽ đẩy sang khu vực ủ và làm đông, giúp thành phẩm đạt độ cứng chắc, đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng an toàn
Đối với tấm bê tông siêu nhẹ sẽ sử dụng công nghệ khí chưng áp, quá trình làm đông khép kín dưới áp suất lớn và nhiệt độ cao nên sẽ có độ cứng chắc, chịu lực cao.
Với tấm bê tông siêu nhẹ bọt khí hay hạt xốp thì sẽ làm đông theo phương pháp thủ công, dựa trên quá trình kiểm soát nhiệt độ của môi trường và của người thợ.
- Kiểm chứng tiêu chuẩn và xuất xưởng:
Trong quá trình sản xuất, mọi quy trình từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến pha trộn theo tỷ lệ đổ bê tông vào khuôn đều phải được kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng cho mỗi mẻ bê tông siêu nhẹ.
Tỷ lệ nguyên liệu sản xuất rá tấm bê tông siêu nhẹ đã được tính toán đúng công thức chuẩn. Quy trình sản xuất đồng bộ nên từ chất lượng đến kết cấu thành phần đều đạt được sự đồng nhất cao.
Trên đây là hướng dẫn cách đổ bê tông sàn bê tông siêu nhẹ trong xây dựng mà bạn cần biết và lưu ý trong quá trình thực hiện. Những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng nguyên liệu theo tỉ lệ chính xác để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với C-Box để được giải đáp và tư vấn kỹ hơn nhé.