Trong xây dựng, quá trình đổ sàn phẳng không thể thiếu được bê tông cốt thép. Nhưng không phải công trình nào đổ bê tông cũng thành công, một số công trình cũng gặp tình trạng nứt bê tông trong quá trình đổ bởi nhiều nguyên do khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục vết nứt trong sàn phẳng qua bài viết ngay sau đây nhé.
-
Nguyên nhân khiến bê tông của sàn phẳng bị rạn nứt
Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến nứt sàn rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho chủ thầu, hay kỹ sư tìm được giải pháp xử lý phù hợp. Cùng tìm hiểu những lý do sau:
- Nứt sàn do co ngót: Trường hợp này thường xảy ra do nước trong bê tông bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt của bê tông. Dẫn đến tình trạng sàn khô nhanh hơn phần đáy, vì thế dẫn đến nứt sàn bê tông.
- Do phần móng bị sụt lún: Đây là kết quả của quá trình lu nền móng chưa đủ chặt, hoặc do xói mòn đất nền. Nguyên nhân này ảnh hưởng khá nghiêm trọng bắt buộc bạn phải xử lý ngay.
- Nứt do vật liệu: Khi bạn đổ bê tông chỉ cần sử dụng các phụ gia xây dựng không tương thích sẽ khiến vấn đề này xảy ra.
- Nứt do quá trình ăn mòn cốt thép
- Do tác động của địa chấn, rung lắc sau một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nứt tường, sàn nghiêm trọng.
-
Cách khắc phục vết nứt trong sàn phẳng bê tông
Khắc phục vết nứt do khí hậu
- Nên đổ bê tông vào lúc trời tối hoặc ban đêm, và cần bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng.
- Cần có khí co giãn nhiệt khi phần cạnh sàn quá dài (phần cạnh dài không được vượt quá 40 mét).
- Đánh giá diện tích của sàn và các yếu tố tác động đến chúng để phân bổ lượng khe co giãn cho phù hợp.
Đối với vết nứt do bê tông
Để giảm hiện tượng bị nứt ngang bề mặt, bạn có thể giảm thiểu lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và tránh sử dụng bê tông có cường độ cao ngay từ đầu. Tiến hành dưỡng hộ cho sàn (che chắn để tránh được nước mưa tiếp xúc trong vòng 2 ngày đầu; sau đó tưới nước và dưỡng ẩm cho sàn liên tục, v.v…). Ngay sau khi hoàn thành thi công đổ bê tông, cần thực hiện công tác dưỡng hộ trong 7 ngày liên tục. Và nếu có thể nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công.
-
Những điều cần lưu ý
* Đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi với chiều dài tối đa cho phép. Tùy theo các thông số co ngót khi khô của bê tông.
* Với hệ thống sàn lớn nhưng không thể đổ thi công trong một lần thì nên chia sàn theo chiều dọc làm hai phần và đổ bê tông hai lần.
-
Cách sửa chữa các vết nứt sàn
Bước 1: Tạo đường cắt tại các vết nứt
Nên sử dụng máy cắt cầm tay, cắt theo đường các đường nứt để mở rộng độ thích hợp cho việc trám trét chúng.
Bước 2: Vệ sinh và làm ẩm sàn
Dùng chổi hay máy hút bụi loại bỏ hết bụi bẩn trong khe nứt, sau đó lau lại với khăn ẩm để tăng tính liên kết cho sàn bê tông với các vật liệu sửa chữa
Bước 3: Trám vết nứt
Có thể sử dụng sơn hoặc vữa xi măng để vá các vết nứt, tùy thuộc vào đặc điểm của từng kết cấu sàn.
Bước 4: Để khô và kiểm tra
Sau khi vật liệu khô hoàn toàn tiến hành kiểm tra lại khu vực đã được sửa chữa. Sau đó đánh giá mức độ hoàn thiện và bổ sung thêm nếu cần thiết.
Bước 5: Phủ hoàn thiện
Do vật liệu mới được sửa chữa nên dễ thấm ẩm và bám bẩn, màu cũng khác biệt với khu vực xung quanh. Vì vậy, có thể phủ chống thấm và nhuộm màu lại chúng.
Có thể thấy hiện tượng co ngót và bê tông “thở” là điều tất yếu sẽ xảy ra, người thi công cần đánh giá các yếu tố tác động để đưa ra được phương án phòng ngừa phù hợp, tránh để xuất hiện các vết nứt, gãy mất kiểm soát, gây ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống sàn cũng như tính thẩm mỹ của nó.
Hiện tượng co ngót của bê tông trong xây dựng là điều tất yếu sẽ xảy ra. Vì vậy cần người thi công cần đánh giá được các yếu tố xảy ra để tránh được các trường hợp nứt gãy mất kiểm soát gây ảnh hưởng tới chất lượng của sàn. Trên đây là những chia sẽ của C-Box giúp bạn biết cách khắc phục vế nứt trong sàn phẳng để có thể có những cách xử lý kịp thời. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua sđt 0396045398 để được hỗ trợ nhé.