Sàn Vro được coi là giải pháp thi công sàn phẳng được ứng dụng nhiều hiện nay. Phương pháp thi công này khá phổ biến và được ứng dụng ở nhiều công trình. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về loại sàn này qua những thông tin sau nhé!
-
Sàn Vro là gì?
Sàn Vro hay còn gọi là sàn phẳng lõi xốp, đây là một trong những giải pháp xây dựng được triển khai và kế thừa từ những ưu điểm công nghệ nước ngoài. Loại sàn này cũng giống như các loại sàn rỗng khác là giúp rút bớt phần bê tông của miền trung hòa, giúp làm nhẹ sàn và giảm được chi phí đáng kể.
-
Cấu tạo của sàn VRO
- Lưới thép: Hai lưới thép với chịu lực cường độ cao, chúng được liên kết bằng hệ thanh zic zac và tạo thành kết cấu làm việc 3 chiều.
- Hệ thép Zic Zac: Hệ thép zic zac dọc ngang giúp tấm chịu được các lực tác động trong quá trình thi công và có vai trò như thép chống cắt cực tốt cho các sườn cấu tạo của sàn về sau này.
- Xốp EPS không cháy: Lõi xốp EPS được thiết kế nằm ở giữa 2 lưới thép có trọng lượng nhẹ, giúp tiết kiệm bê tông ở trục trung hòa và ít tham gia chịu lực, góp phần làm giảm trọng lượng cho sàn nhà.
- Con kê và giá đỡ nhựa: Các con kê nhựa ở bên trên và giá đỡ nhựa bên dưới giúp cố định lõi xốp EPS nằm giữa mặt cắt của sàn, chúng giúp tạo khoảng trống cho lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
-
Đặc điểm của sàn Vro
-
Ưu điểm sàn VRO
– Sàn phẳng: Do không có dầm cao nên tiết kiệm được về chiều cao cho công trình, giúp nâng chiều cao thông thủy và tăng số tầng của công trình với cùng độ cao thiết kế, tối ưu được không gian kiến trúc.
– Vượt nhịp lớn: Mặt sàn có khả năng vượt nhịp lớn, sàn nhẹ nên hệ kết cấu móng cọc và khung cột sẽ nhỏ hơn giúp giảm được số lượng cột trên mặt bằng, mang đến không gian rộng rãi, tối ưu công năng và diện tích sử dụng.
– Cách âm và cách nhiệt: Loại sàn này có lõi xốp đồng nhất nên khả năng cách âm và cách nhiệt ưu việt hơn so với sàn truyền thống và các mẫu sàn lõi rỗng thông thường. Các công trình được xây bằng giải pháp sàn S-Vro sẽ mát mẻ về mùa hè, ấm áp mùa đông, ít hao phí năng lượng, tiết kiệm điện năng, không mất phí xử lý chống nóng, chống ồn và giảm được giá thành trong xây dựng.
– Thi công: Cốp pha phẳng nên thi công nhanh, giảm được thời gian và khối lượng thi công, giảm được chi phí quản lý từ đó giúp giảm giá thành thi công công trình.
– Công tác hoàn thiện: Sàn không có dầm nên diện tích trần ít hơn, từ đó giảm được chi phí cho công tác hoàn thiện trần. Giảm được chiều cao tầng giúp tiết kiệm diện tích và hoàn thiện mặt ngoài công trình.
– Công tác cơ điện: Việc chạy các đường ống kỹ thuật cũng giúp tiết kiệm và đơn giản hóa hơn rất nhiều. Việc hạn chế tối đa các điểm gẫy khúc và mối nối, cũng như tiết kiệm đường ống kỹ thuật chạy đứng, giúp giảm chi phí và tăng độ bền.
– Phong thủy: Mang đến không gian trần phẳng đẹp và loại bỏ được triệt để các lỗi về phong thủy kiến trúc thường gặp.
-
Hạn chế của sàn VRO
Do cấu tạo dạng khối, xốp và có độ cứng kém nên cần làm đặc, vậy nên tốn chi phí vận chuyển kho bãi, tốn chi phí sản xuất lắp đặt và giá thành công nghệ tăng cao.
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và cấu tạo của sàn Vro, hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin để lựa chọn ứng dụng loại sàn này. Để được biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay tới C-Box qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ.