Sàn không dầm là giải pháp xây dựng xanh được áp dụng cho rất nhiều công trình hiện nay. Nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, ngành xây dựng đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Vì thế mà sàn phẳng không dầm là giải pháp hữu hiệu giúp tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều lợi ích cho công trình. Hãy cùng C-Box tìm hiểu cách làm sàn phẳng không dầm đúng tiêu chuẩn cũng như các thông tin về loại sàn này ngay sau đây nhé!
-
Tìm hiểu thông tin, cấu tạo của sàn không dầm
Sàn không dầm hay còn gọi là sàn hộp, sàn phẳng không dầm là lọa sàn có kết cấu hộp rỗng và lưới théo chịu lực giúp thay thế cho các thanh dầm ngang dọc nâng đỡ như các loại sàn truyền thống. Loại sàn không dầm này còn giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm thời giant hi công, gia tăng tính thẩm mỹ cho công trình mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực cao.
Sàn không dầm được cấu tạo từ 3 lớp vật liệu chính là lớp thép gia cố, các hộp nhựa rỗng và bê tông. Lớp thép gia cố có 3 lớp: lớp trên, lớp giữa và lớp dưới giúp cố định các hộp rỗng và giúp gia tăng tính chịu lực theo phương ngang cho các công trình sử dụng. Lớp nhựa rỗng ở giữa sàn giúp tạo khoảng không rỗng bên trong giúp giảm lượng vật liệu cũng như trọng lượng của sàn. Và cuối cùng là lớp bê tông giúp liên kết các vật liệu đồng thời làm tăng khả năng chịu nén cũng như chịu uốn cho sàn.
-
Cách làm sàn không dầm đúng kỹ thuật
Bước 1: Gia công và lắp đặt hệ thống cốp pha cho sàn theo bản vẽ thiết kế nhằm đảm bảo sự chính xác cũng như độ bền của công trình.
Bước 2: Lắp đặt các loại thép như dầm, hay dầm bo sàn xung quanh và các chi tiết chờ, cũng như lắp đặt thép sàn lớp dưới và rải thép gia cường lớp dưới. Bên cạnh đó, tiến hành lắp đặt các con kê giúp đảm bảo chiều dày của lớp bê tông bảo vệ theo bản thiết kế.
Bước 3: Lắp đặt coppha sàn, liên kết chúng bằng thanh nối giữa 2 hộp. Sau đó, đặt hộp và cố định hộp theo bản vẽ thiết kế. Buộc cố định thép gia cường lớp dưới đã đặt chờ ở trên vào các rãnh hộp theo bản vẽ thiết kế.
Bước 4: Tiến hành gia công, lắp đặt thép lưới lớp trên, thép chống chọc thủng, thép chống cắt, thép mũ cột cũng như các loại thép gia cường khác theo thiết kế.
Bước 5: Đổ bê tông lớp 1 vào giữa khe của 2 hộp, sau đó dùng đầm dùi để đầm vừa đủ theo tiêu chuẩn giúp bê tông có thể chèn kín phần đáy hộp.
Bước 6: Khi lớp bê tông thứ nhất đã đủ se cứng để có thể giữ được hộp (vẫn đảm bảo còn khả năng bám dính), liên kết với lớp bê tông thứ 2 (với độ sụt tầm 6-7cm) tiến hành đổ bê tông lớp 2 để hoàn thiện bề mặt sàn.
Bước 7: Bảo dưỡng bê tông theo yêu cầu và thời gian quy định để đảm bảo chất lượng công trình.
Bước 8: Khi kết cấu của bê tông đã đủ cường độ, tiến hành tháo dỡ cốp pha. Việc tháo dỡ cần được thực hiện cẩn thận và chính xác giúp đảm bảo sự an toàn cho công trình cũng như người lao động. Sau khi tháo dỡ cốp pha, kiểm tra kết cấu của bê tông và bề mặt sàn để đảm bảo không có lỗi kỹ thuật. Nếu phát hiện có lỗi, cần sửa chữa và bảo trì ngay để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.
Bước 9: Vệ sinh hoàn tất quy trình thi công sàn hộp không dầm theo đúng kỹ thuật và bàn giao cho khách hàng.
Qua những thông tin hướng dẫn cách làm sàn không dầm ở trên hy vọng bạn đã nắm được kỹ thông tin để ứng dụng vào công trình của mình một cách hiệu quả nhất. Để được tư vấn và hướng dẫn cách làm sàn không dầm chi tiết nhất, hãy gọi ngay tới C-Box qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ kịp thời.