Hiện nay, trong thi công kết cấu xây dựng công trình thì sàn phẳng không dầm, không cột được ứng dụng phổ biến. Phương pháp này đang dần thay thế cho các loại sàn dầm truyền thống bởi chúng mang lại tính linh hoạt cao trong thi công công trình. Cùng C-Box tham khảo những thông tin về sàn không cột, không dầm ngay sau đây nhé!
-
Tìm hiểu về sàn không dầm
Sàn không dầm là loại sàn được cải tiến từ sàn dầm truyền thống, phương pháp này không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang dọc và thay vào đó là sử dụng những hộp nhựa hay những quả bóng tái chế nhằm thay thế phần bê tông chịu lực.
-
Cấu tạo của sàn không cột, không dầm
Cấu tạo của sàn không cột, không dầm gồm:
+ Lớp thép lưới bên trên bề mặt sàn
+ Phần hộp nhựa rỗng hoặc bóng tái chế
+ Lớp thép lưới bên dưới bề mặt sàn
-
Ưu điểm vượt trội của sàn phẳng không dầm, không cột
- Tiết kiệm thời gian xây dựng cũng như chiều cao của công trình
Loại sàn này thi công nhanh chóng, chỉ cần trải thép sau đó đặt vật liệu, trải thép lên trên bề mặt và cố định các thành phần bằng các móc thép đã hoàn thành. Thời gian lắp đặt rút ngắn chỉ từ 5-7 ngày. Ngoài ra, loại sàn này cũng giảm do hạ được phần cốt thép gia cố ngang dọc giúp tăng công năng sử dụng của các công trình cao tầng.
- Giảm thiểu khả năng chịu lực và tải trọng xuống phần móng
Khả năng chịu lực của dầm sàn được giảm thiểu xuống phần móng, lượng thép gia cố cho hệ cột trụ đỡ sẽ giảm xuống giúp giảm tải trọng cho phần móng của công trình. Từ đó mà kích thước của hệ kết cấu cột, vách và móng được giảm bớt giúp phần bê tông trong sàn giảm được tới 35% so với sàn truyền thống.
- Thân thiện với môi trường
Phần chính của sàn phẳng được làm từ phần hộp rỗng hay những quả bóng tái chế là một trong những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tác động tới môi trường. Ngoài ra, cũng giúp tinh gọn được các phần bê tông ở giữa tiết diện sàn và hạn chế tạo ra các tác động xấu tới môi trường.
- Một số ưu điểm khác
– Ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dừn và tại nhiều nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, HongKong,…
– Có thể linh hoạt sử dụng do phương pháp thi công này có ít cột và có khẩu độ nhịp lớn. Vì vậy có thể linh hoạt trong các thiết kế công trình và có thể được áp dụng trong nhiều loại công trình.
– Khả năng chống chảy nổ và động đất tốt.
– Loại sàn này có khả năng tạo thành các lớp đệm không khí giúp cách âm, cách nhiệt tốt.
-
Nhược điểm sàn phẳng không dầm
Với bất kỳ phương pháp nào thì cũng không tránh khỏi có những nhược điểm, và sàn không dầm, không cột cũng có những nhược điểm như dễ bị đẩy nổi và rỗ đáy. Vì vậy, cần tìm hiểu thật kỹ cách khắc phục nếu xảy ra lỗi để thi công sàn được hiệu quả nhất.
Hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về loại sàn không cột, không dầm đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn muốn ứng dụng loại sàn này vào công trình của mình, hãy liện hệ ngay tới hotline của C-Box 0396 045 398 để được tư vấn và hỗ trợ.