Sàn phẳng không dầm ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam bởi những hiệu quả mà loại sàn này mang lại. Tuy vậy, cũng có nhiều người chưa hiểu rõ về loại sàn này có cấu tạo như nào và kích thước ra sao. Hãy cùng C-Box tìm hiểu ngay sau đây nhé!
-
Sàn không dầm là gì?
Sàn không dầm hay còn gọi là sàn phẳng, là loại sàn không dùng đế dầm hay các thanh dầm ngang dọc để đỡ phía dưới khi thi công. Vi trí đổ bê tông cũng được thay thế bằng các hộp nhựa rỗng được làm từ nhựa tái chế như hộp nhựa, bóng nhựa… giúp làm giảm tải trọng của sàn.
-
Kết cấu của sàn phẳng
Về cơ bản, kết cấu của sàn không dầm bao gồm:
- Tấm lưới thép để cố định bên dưới
- Hộp nhựa rỗng, bóng nhựa hoặc khối xốp EPS
- Hệ thanh ziczac
- Tấm thép lưới giúp cố định phía trên
- Các móc thép để cố định
Sàn phẳng giúp giảm tối đa lượng bê tông cốt thép không cần thiết trong khi thi công. Tuy nhiên, kết cấu của lại sàn này gồm các thép lớp trên cũng như việc bố trí các loại thép sàn không cần dùng đến dầm sẽ giúp cho bề mặt sàn liên kết được tốt hơn. Từ đó sẽ tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn, nhẹ và tiết kiệm được nguyên vật liệu.
-
Độ dày sàn và kích thước của sàn không dầm trong thực tế
Độ dày của sàn không dầm ở mỗi công trình xây dựng sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Bởi trong quá trình hoàn thiện và sử dụng sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng vì độ dày của sàn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Kích thước và khoảng cách giữa các nhịp
- Tải trọng của công trình
- Chiều cao của công trình
Qua những yếu tố trên, các đơn vị thi công sẽ lựa chọn cách thiết kế sàn không dầm phù hợp nhất với công trình. Bởi thực tế cách thiết kế sàn phẳng cơ bản thì độ dày sẽ có kích thước 180mm, 230mm, 280mm… Còn với các công trình xây dựng đặc thù thì độ dày sàn sẽ cao hơn để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng như: 340mm, 390mm, 450mm.
-
Ứng dụng của sàn phẳng không dầm
Các mẫu sàn phẳng không dầm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và nhiều công trình xây dựng khác nhau. Chúng được ứng dụng phổ biến nhất trong các công trình như nhà phố, nhà dân, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe…
Có thể nói, sàn không dầm mang lại hiệu quả cao trong các công trình xây dựng và tùy vào mỗi công trình sẽ có kích thước và chiều dày sàn khác nhau. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng loại sàn này vào công trình của mình một cách phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất.