Sàn không dầm được coi là giải pháp xây dựng hiệu quả trong thi công công trình. Loại sàn này vừa giúp tiết kiệm thời gian xây dựng lại vừa linh hoạt trong thiết kế. Mặt khác, chúng lại vừa có khả năng chịu lực tốt hơn hẳn so với sàn bê tông truyền thống. Cùng C-Box tìm hiểu thông tin về loại sàn này cũng như những ưu nhược điểm của sàn không dầm ngay sau đây nhé!
-
Tìm hiểu về sàn không dầm
Sàn không dầm là loại sàn ra đời muộn hơn so với sàn truyền thống nhưng lại mang lại nhiều hữu ích hơn trong việc tiết kiệm không gian và chi phí. Loại sàn này không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang dọc đỡ phía dưới mà chúng có sự liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ cho công trình.
-
Cấu tạo sàn không dầm
Cấu tạo của loại sàn này chính là sự kết hợp giữa thép lưới và các phần vật liệu rỗng. Trong đó phần lưới thép có nhiệm vụ phân bổ và định vị những vật liệu tại những vị trí chính xác. Và còn lại là các phần vật liệu rỗng sẽ giúp định hình các lỗ rỗng và giúp định dạng lưới thép.
Công nghệ sàn không dầm tạo ra bước đột phá trong thi công bởi chúng liên kết trực tiếp với hệ trụ đỡ của công trình. Vì vậy mà sàn không dầm có những ưu điểm lớn về kinh tế cũng như đặc tính kỹ thuật.
-
Ưu nhược điểm của sàn phẳng không dầm
3.1. Ưu điểm
- Khả năng chịu lực tốt
Sàn phẳng không dầm có độ cứng và chống uốn đạt tỉ lệ ~87%, tỉ lệ này gần bằng độ võng so với sàn truyền thống. Trong khi đó, lượng bê tông sử dụng ít hơn, chỉ khoảng 50% so với sàn thông thường. Dù có chiều dày khác nhau nhưng sàn không dầm vẫn có khả năng chịu được tải trọng gấp đôi cả khi bị cắt giảm trọng lượng bê tông.
- Tiết kiệm chiều cao
Sàn không dầm tiết kiệm hơn so với sàn truyền thống về chiều cao, giảm chi phí xây dựng thô và vỏ bao.
- Linh hoạt trong thiết kế
Nhờ việc giảm chiều cao tổng thể cho công trình mà loại sàn không dầm này có thể tăng số tầng chức năng.
- Thân thiện với môi trường
Việc lại bỏ phần bê tông ở giữa tiết diện sàn giúp giảm lượng tài nguyên sử dụng và giảm phát sinh các yếu tố trong quá trình thi công.
3.2. Nhược điểm của sàn phẳng
- Đẩy nổi tấm sàn
Quá trình đổ bê tông cần phải kiểm soát chất lượng của cốp pha, nếu không kiểm tra kỹ sẽ dẫn đến tình trạng xô lệch bóng hay tấm sàn bị đẩy nổi. Điều này khiến cho chiều dày của sàn tăng lên so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông sẽ mỏng hơn gay tác động lên kết cấu của toàn bộ công trình.
- Rỗ đáy
Tình trạng rỗ đáy cũng xuất hiện ở một vài công trình mới sử dụng công nghệ sàn này do quá trình thi công đầm chưa kỹ. Khi tháo lớp cán khuôn sẽ có một số vị trí nhìn thấy đáy gây mất thẩm mỹ cho công trình làm ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.
Việc xây dựng các phương án chịu lực cho sàn không dầm khá phức tạp và cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng cho sàn. Vì vậy bạn cần có sự trợ giúp của các KTS có kiến thức chuyên môn để tư vấn thực hiện.
Trên đây là một số thông tin về sàn phẳng không dầm, hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về loại sàn này và ứng dụng chúng vào công trình của mình. Để được tư vấn thêm thông tin cũng như hỗ trợ trong quá trình thi công. Hãy liên hệ ngay tới C-Box qua hotline 0396045398 để được tư vấn miễn phí.