Cách đổ bê tông sàn bê tông siêu nhẹ trong xây dựng

Sàn bê tông được biết tới là loại sàn bê tông cốt thép hay bê tông đặc thông thường cùng với cốt thép được sử dụng trong các công trình. Ưu điểm của loại sàn này là chắc, bền, tuy nhiên chúng lại có tải trọng lớn đòi hỏi kết cấu nền móng phải chịu tải trọng lớn vì thế mà chi phí cao gấp nhiều lần. Để giảm thiểu tải trọng cho công trình và chi phí xây dựng, một trong những giải pháp được lựa chọn hàng đâu chính là sàn bê tông siêu nhẹ. Hãy cùng C-Box tìm hiểu cách đổ bê tông cho loại sàn này ngay sau đây nhé!

  1. Sàn bê tông siêu nhẹ là gì?

Sàn bê tông nhẹ hay còn gọi là sàn bê tông siêu nhẹ là loại sàn có tỷ trọng thấp giúp giảm tải trọng của sàn lên kết cấu móng của công trình. Loại sàn này được làm từ bê tông siêu nhẹ được thi công đổ sàn bê tông nhẹ và lắp ghép các tấm sàn bê tông nhẹ với nhau.

Bê tông nhẹ chứa thành phần các vật liệu nhẹ vô cơ có tỷ trọng thấp, đây là bê tông có tỷ trọng khô không quá 1800kg/m3, và tỷ trọng này < 1/5 so với các loại bê tông đặc thông thường. Đặc tính của bê tông siêu nhẹ là khả năng cách nhiệt, chống nóng và cách âm cũng như chống thấm nước tốt. Vì thế mà sàn bê tông nhẹ sẽ có đặc tính kỹ thuật cũng nhẹ hơn sàn bê tông thông thường.

  1. Cách thi công đổ sàn bê tông siêu nhẹ

Quy trình đổ sàn bê tông siêu nhẹ hay còn gọi là đổ sàn bê tông bọt, đây là quá trình thi công đổ bê tông bọt trực tiếp tại công trình. Cách đổ này bao gồm đổ sàn mái cho công trình, đổ bù sàn hay nâng sàn. Chúng có ưu điểm chống nóng cách nhiệt cũng như chống thấm tốt.

Khi thi công đổ sàn bê tông nhẹ có tỷ trọng đạt 650kg /m3 – 800kg /m3 và mác 150 sẽ đảm bảo được độ rắn cho bề mặt và giúp chống nóng cho ngôi nhà. Từ đó giúp sàn giảm được tải trọng kết cấu mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu của móng nhà.

Cách thi công như sau:

Đầu tiên cần vệ sinh vị trí đổ sạch sẽ và tưới lượng nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho sàn. Tiếp theo, dùng máy trộn bê tông nhẹ trộn hỗn hợp các vật liệu như: vữa xi măng, tro bay, cát, nước sẽ tạo thành vữa sệt lỏng. Sau đó bơm chất tạo bọt cho bê tông nhẹ vào cối và trộn tới khi các hỗn hợp này hòa vào nhau. Sauk hi giãn nở, cho tiếp sợi PP vào và tiếp tục trộn đều các hỗn hợp để tạo thành vữa bê tông bọt hoàn chỉnh.

Đối với đổ sàn mái bằng bê tông bọt siêu nhẹ, thực hiện đổ sàn bê tông bọt với các mức độ dày từ 5-7cm, cách này vừa giúp bê tông bọt có tính năng tự dàn đều, dễ chảy mà không cần tới các thiết bị máy đầm rung. Sau khi đổ xong, bạn nên gia cố bề mặt bằng phụ gia chống nứt hay bề mặt chân chim và tránh trường hợp bê tông đang non mà phải chịu trực tiếp dưới ánh nắng, như vậy sẽ sinh ra hiện tượng nứt chân chim bề mặt.

Đối với đổ bù sàn và nâng sàn bằng bê tông nhẹ mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu. Có thể sử dụng bê tông bọt với tỷ trọng 650kg/m3 và sau đó lót gạch sàn nhà. Với đổ bù sàn này thì không cần dùng đến lưới thủy tinh hay xử lý bề mặt chân chim như đổ sàn mái.

Trên đây là hướng dẫn cách đổ bê tông cho sàn bê tông siêu nhẹ, hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về cách thi công loại sàn này. Để được tư vấn kỹ hơn về cách thi công sàn siêu nhẹ, hãy gọi ngay tới C-Box để được tư vấn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *