Sàn bê tông siêu nhẹ là sản phẩm khá phổ biến hiện nay trong ngành xây dựng. Ngoài những ưu điểm mà loại sàn này mang lại thì cũng có một số những nhược điểm khi sử dụng loại sàn này. Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn và cách khắc phục, hãy cùng C-Box tham khảo những thông tin ngay sau đây nhé!
1.Rạn nứt tường sau khi xây
Rạn nứt tường là lỗi thường gặp khi xây dựng công trình bằng tấm sàn bê tông siêu nhẹ. Để hiểu rõ hơn về lỗi và cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng theo dõi ngay sau đây .
* Nguyên nhân gây nứt sàn
– Do thợ thi công không đúng kỹ thuật: quá trình trộn, đánh vữa ko đúng yêu cầu, trước thi công không làm ẩm bề mặt, hay vữa quá dày hoặc quá mỏng, không dùng keo chuyên dụng, không dán lưới…
– Móng công trình yếu và gần công trình có rung động mạnh hay thợ điện nước khoan đục mạnh…
* Cách xử lý khi sàn bê tông bị nứt
– Để hạn chế tối đa tình trạng sàn bị nứt, trước khi thi công cần tính toán tải trọng nhà để làm kết cấu cho đủ. Cần phải phổ biến, đào tạo và giám sát thợ thi công làm đúng kĩ thuật.
– Khi tường có vết rạn nứt ta cần phải khắc phục ngay theo hướng dẫn sau:
+ Loại bỏ lớp bột bả và lớp băng dính lưới khỏi bề mặt của vết rạn nứt
+ Dùng keo chuyên dụng để xử lý lên vết nứt một lớp mỏng
+ Dán lưới lên lớp keo rồi bả thêm một lớp nữa sao cho kín bề mặt của vết nứt khoảng 5cm theo chiều dài của vết nứt.
+ Đợi lớp keo khô lại thì bả hoặc sơn lại bình thường.
-
Sàn bị thấm dột
Bản thân tấm bê tông siêu nhẹ là vật liệu không bị thấm dột mà nguyên nhân thường do mối ghép. Thường do thợ thi công không cho đủ vữa vì chỉ cần thiếu một chút sẽ khiến tường mái bị thấm dột. Cũng có thể trong quá trình thi công đi lại nhiều hoặc sàn bị tác động mạnh nên dẫn đến rạn nứt. Hoặc có thể do tác động của ngoại lực như dao, búa hay thanh sắt khiến tấm bê tông bị thủng hoặc nứt
Do tính chất công việc khá nặng nhọc tại công trường vì vậy gần như không thể tránh khỏi việc bị thấm, dột nếu chỉ sử dụng ghép các tấm với nhau bằng vữa .Vị nên khâu hoàn thiện chống thấm rất quan trọng .
-
Cách khắc phục tường, sàn bê tông bị thấm dột
– Khi thi công phần thô cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: máy cắt tấm xố, máy đánh vữa, thước nhôm, thước mét, dao bả, thùng đựng vữa… Cần chuẩn bị các vật tư như keo, tấm xốp, thép kết nối…Cần phải làm ẩm bề mặt trước khi cho keo nên ghép hai gờ âm, dương và một đầu tiếp gắn hai tấm bê tông. Sau đó đặt 2 tấm liên kết với nhau theo 2 gờ âm dương và căn chỉnh chúng theo đúng quy chuẩn bằng ly vô hay quả rọi. Tác động thêm lực bằng búa cho 2 tấm được ép chặt vào nhau, Cuối cùng, đóng thép kết nối 2 tấm với nhau.
– Thi công phần hoàn thiện cần làm sạch bề mặt các mối ghép, dùng keo xử lý mối nối kín mạch ghép và rộng ra 2 bên ít nhất 1cm. Tiếp đó dán lưới chống nứt vào mạch ghép vừa tra keo và đợi ít nhất 12h sau mới sơn bả.
Trên đây là những khó khăn thường gặp phải thi thiết kế và thi công sàn bê tông siêu nhẹ cho công trình. Để được tư vấn kỹ hơn về cách thi công và sử dụng loại sàn này, hãy liên hệ tới C-Box để được đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tư vấn cho bạn nhé!