Sàn phẳng không dầm là một trong những công nghệ tiên tiến được áp dụng nhiều trong xây dựng hiện nay và ngày càng được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Vậy loại sàn phẳng này có đặc điểm và cấu tạo như thế nào? Hãy cùng C-Box khám phá ngay sau đây nhé!
-
Tìm hiểu về sàn phẳng
Sàn phẳng là loại sàn bê tông cốt thép hai phương toàn khối không sử dụng tới dầm cao. Toàn bộ tải trọng khi tác dụng lên sàn được truyền qua cột hoặc tường chịu lực. Cách thiết kế này giúp trần nhà phẳng hơn. Tạo không gian rộng hơn cũng như có khả năng vượt nhịp và chịu tải tốt hơn so với sàn truyền thống. Đây là giải pháp linh hoạt, thuận lợi cho bố trí kiến trúc của công trình.
Ngày nay, sàn phẳng được ứng dụng khá rộng rãi tại Việt Nam bởi chúng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn dầm truyền thống. Tùy thuộc vào cấu tạo, vật liệu hay phương pháp thi công mà sàn phẳng được phân ra các loại khác nhau như:
- Theo cấu tạo: Sàn truyền thống, sàn lõi rỗng, sàn phẳng không dầm.
- Theo phương pháp thi công: Sàn đổ bê tông toàn khối, sàn ắp ghép.
- Theo vật liệu sử dụng: Sàn bê tông cốt thép, sàn bê tông cốt thép dự ứng lực, sàn bê tông sợi,…
Việc áp dụng các công nghệ xây dựng mới như hiện nay, sàn phẳng được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam như: Sàn nấm, Sàn cáp dự ứng lực, Sàn ô cờ, Sàn bóng nhựa, Sàn hộp, Sàn xốp.
-
Cấu tạo sàn phẳng
- Cốt thép: Đây là thành phần chịu lực chính trong sàn, giúp sàn kiên cố, chắc chắn hơn. Phần lưới thép hay móc thép giúp phân bố, định vị các phần vật liệu rỗng ở những vị trí chính xác.
- Các phần vật liệu rỗng như hộp nhựa, quả bóng nhựa, xốp,… đây là những vật liệu rỗng được định vị và phân bổ một cách hợp lý. Chúng được gia cường bằng lưới thép và các móc thép giúp định hình và đảm bảo kết cấu của toàn bộ hệ thống dầm.
- Bê tông tươi: Tùy theo cường độ của công trình yêu cầu mà có thể lựa chọn bê tông có cường độ khác nhau như bê tông tươi mác 150 hoặc mác 400. Khi chúng được đổ vào ván cốp pha, cho đến khi khô và định hình được cấu trúc sàn thì sẽ có được sàn phẳng chắc chắn.
-
Ưu điểm của sàn phẳng
Sàn phẳng không dầm thường có độ dày sàn phổ biến từ 20 – 40cm, chúng có khả năng vượt nhịp từ 7m – 20m và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn dầm truyền thống như:
- Tính thẩm mỹ cao: Có thể dễ nhận thấy nhất chính là mặt trần phẳng, sáng. Có thể không cần làm trần giả nhưng đem lại hiệu quả cao về thẩm mỹ. Khi công trình hoàn thành có thể sơn trực tiếp và lắp đèn nhỏ trong sàn, đáp ứng được những yêu cầu về tính thẩm mỹ.
- Tăng chiều cao thông thủy: Vì sàn không có dầm nên tăng được tối đa chiều cao thông thủy. Trên cùng 1 chiều cao thông thủy tầng sẽ giảm được tối đa chiều cao kết cấu tầng, vậy nên giảm được chiều cao công trình.
- Giúp giải phóng không gian: Khi sử dụng công nghệ sàn phẳng sẽ giúp giảm 10% số lượng cột so với sàn dầm truyền thống, tạo không gian thông thoáng hơn. Vì thế mà việc sắp đặt tường ngăn hay các đồ nội thất cũng dễ dàng hơn.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Do sàn có các lỗ rỗng kín ở giữa nên khả năng cách âm, cách nhiệt sẽ tốt hơn so với sàn dầm truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí: Do mặt trần phẳng nên việc trát trần dễ dàng hơn, việc lắp đặt cốp pha và hệ thống ME cũng đơn giản hơn. Giảm được chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí điều hòa thông gió trong quá trình sử dụng.
- Thi công đơn giản, nhanh chóng: Thép sử dụng là thép thẳng không bẻ uốn nên việc thi công đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Thân thiện với môi trường: Việc sử dụng ít bê tông giúp tiêu thụ ít vật liệu cũng như giảm thiểu khí thải CO2 ra môi trường. Các khối rỗng trong sàn cũng được làm bằng những chất liệu có thể tái chế được, thân thiện với môi trường.
Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu hơn về sàn phẳng và những ưu điểm của sàn phẳng mang lại cho các công trình. Để được biết thêm chi tiết về sàn phẳng, hãy liên hệ ngay tới C-box qua hotline 0396 045 398 để được hỗ trợ.