Thi công sàn phẳng không dầm là phương án thi công được ứng dụng nhiều trong các công trình thời gian gần đây. Phương pháp thi công này mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư cũng như công trình xây dựng. Vậy quy trình thi công loại sàn này cần lưu ý những gì, hãy cùng C-Box tham khảo một số kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về cấu trúc sàn phẳng không dầm
Một công trình xây dựng thường có cấu trúc 3 phần: phần móng, khung và mái. Chúng được diễn ra tuần tự và theo thứ tự nhất định bắt đầu từ móng, khung và kế tiếp là phần mái sàn.
2. Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm cần lưu ý
• Kiểm tra cốp pha mái sàn
Công đoạn chuẩn bị cốp pha trước khi đổ bê tông cần đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Cần đo đạc chính xác vị trí đặt cốp pha để đảm bảo sự chắc chắn, kín thít và chống mất nước trong quá trình đổ. Đồng thời cần kiểm tra độ võng và cao độ đáy sàn ở nhiều vị trí khác nhau.
Cốt thép khi sử dụng cần đảm bảo các tiêu chí: chủng loại, số lượng, vị trí, mật độ thép, chiều dài thép, mối nối, buộc thép phải đúng theo thiết kế và cần làm sạch, đánh rỉ thép.
• Chuẩn bị trước khi đổ bê tông
– Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và máy móc cũng như nhân lực đầy đủ để quá trình đổ bê tông được thuận lợi. Trước khi thi công, cần phải vận hành máy móc trước để kiểm tra xem có bị lỗi không.
– Phải tính toán trước thời gian đổ bê tông giúp đảm bảo từng công đoạn diễn ra đúng quy trình, giúp chủ động hơn trong việc thi công.
– Cần lên kế hoạch và tính toán thật kỹ mặt bằng trước khi đổ bê tông
– Dọn dẹp sạch sẽ, làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.
– Đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt là khi đổ bê tông trên độ cao mái. Cần liên tục theo dõi và đốc thúc công nhân làm việc an toàn, đảm bảo đúng quy trình. Không được làm tắt bỏ qua quy trình gây ảnh hưởng đến chất lượng và gây nguy hiểm trong quá trình thi công.
Quy trình đổ bê tông sàn phẳng
Quá trình thi công cần được thực hiện nhanh chóng, không phức tạp và không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Sauk hi đã cố định vị trí cốp pha, tiến hàng đổ bê tông vào sàn. Khi đổ cần đổ từ từ, liên tục và không nghỉ giữa chừng để xảy ra sự cố. Các đổ này cũng tương tự như đổ bên tông sàn truyền thống.
Sau khi đổ bê tông công nhân tiếp tục đầm gạt mặt. Sau đó, chờ bê tông hay bớt hơi nước và khô se lại, tiến hành đầm lại thêm lần nữa. Khi ấn ngón tay lên mặt bê tông, nếu vết lõm còn ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu dính tay không tạo vết lõm hay nổi nhiều nước thì còn sớm. Còn nếu bê tông lõm khô thì không đầm thêm được. Khi trời nắng to, có thể đầm lại sau 2 giờ với lần đổ đầu, trời mát thì sau 4h.
Nếu có nước nổi trên bề mặt bê tông thì rắc thêm một lớp bột xi măng mỏng, rắc đều lên bề mặt rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại sẽ có tác dụng tăng cường độ chặt của bê tông giúp chúng có khả năng chống thấm tốt hơn, đồng thời giúp tăng cường độ bê tông lên 10 -15%.
Mặt sàn sẽ được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1- 2m. Khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới chuyển sang dải tiếp theo.
Khi thi công phải đề phòng trời mưa và chuẩn bị sẵn các phương tiện che chắn nếu có mưa. Đang thi mà công gặp mưa thì không được thi công tiếp mà phải đợi bê tông đạt đến 25 daN/cm2 thì mới được thi công tiếp. Khi đổ xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.
Hy vọng qua những kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm trên sẽ giúp các nhà thầu tạo ra các sản phẩm cấu bê tông chất lượng nhất, quá trình thực hiện thi công an toàn và đảm bảo kỹ thuật cao nhất. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật thi công sàn phẳng, hãy liên hệ ngay tới hotline của C-Box 0396 045 398 để được hỗ trợ nhanh nhất.