Nắm rõ nhược điểm của sàn bóng để tránh sự cố ngoài ý muốn

Sàn bóng là một trong những loại sàn được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Với những lợi ích về thẩm mỹ, kinh tế và giúp rút ngắn thời gian thi công mang nhiều hiệu quả cho các công trình xây dựng. Ngoài những ưu điểm vượt trội thì loại sàn này cũng có những hạn chế. Cùng C-Box tìm hiểu nhược điểm của sàn bóng qua những thông tin sau đây nhằm khắc phục và phòng tránh những sự cố ngoài ý muốn trong quá trình thu công thực tế.

1. Cấu tạo của sàn bóng Bubble Deck

Sàn bóng Bubble Deck được hình thành dựa trên hệ thống lưới thép trên và dưới được kết nối với nhau qua các quả bóng dẹt nằm ở giữa sàn. Chúng phối hợp tiết diện sàn làm giảm vùng bê tông trung hòa, do vậy kết cấu sàn có khả năng chịu lực tối ưu nhất. Nhờ cấu tạo đặc biệt đó mà loại sàn này có khả năng giảm thiểu được tối đa 15% lượng bê tông so với các công trình sàn thông thường.

Sàn bóng đã được sử dụng ở các nước Châu u hơn một thập kỷ trước. Nếu biết cách thiết kế tốt thì sàn bóng giúp giảm được lượng bê tông đáng kể lên tới 35% so với sàn đặc thông thường.

Cấu tạo của sàn bóng gồm:

  • Lưới thép lớp trên, dưới
  • Bóng BubbleDeck
  • Bê tông.

2. Một số nhược điểm của sàn bóng Bubble Deck

– Do bóng có cấu tạo hình tròn nên khó khăn trong việc định vị, quá trình thi công đổ cũng như đầm bê tông khiến bóng dễ bị dịch chuyển. Vậy nên dẫn tới tình trạng không tạo được hệ kết cấu chịu lực giống như bản vẽ thiết kế.
– Nhiều vị trí cốt thép chịu lực chính sẽ tì trực tiếp vào quả bóng. Vì thế mà bóng không được bao bọc bởi bê tông khiến cho khả năng làm việc giữa thép và bê tông không được tốt.
– Lớp phủ bê tông có chỗ dày, chỗ mỏng khác nhau do bóng bị nổi lên chiếm diện tích và dễ gây vỡ trong quá trình sử dụng.
– Vị trí sườn tại chỗ giáp 2 quả bóng rất mỏng, vì thế mà vị trí này dễ bị tập trung ứng suất dẫn đến tình trạng gây mỏi, vỡ và gây võng sàn theo thời gian.
– Nếu chất lượng của bóng không tốt thì bóng có thể vỡ trong quá trình thi công, sẽ dẫn đến chứa nước bên trong và gây ra khó khăn trong quá trình sử dụng sau này.
– Phần thép lưới lớp dưới sẽ ôm sát quả bóng nên sẽ bị xa mặt dưới của bê tông và phần trần. Vì thế dễ xảy ra hiện tượng trần nứt dăm hơn.

Công nghệ xây dựng bằng sàn bóng được coi là công nghệ sàn lõi rỗng đổ tại chỗ đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều công trình ứng dụng và đã thành công. Tuy nhiên, do chưa khắc phục được một số hạn chế mang tính bản chất của công nghệ như những nhược điểm nêu trên nên có một số công trình lại có chất lượng xấu.

Để phát huy hết ưu điểm và khắc phục nhược điểm của sàn bóng cũng như tránh được các sự cố đáng tiếc xảy ra. Bạn nên lựa chọn các nhà thầu có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công uy tín, cung cấp các sản phẩm bóng nhựa có chất lượng thật tốt và đảm bảo an toàn. Hãy liên hệ tới C-Box để được tư vấn và thi công công trình chất lượng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *